Bộ Y tế đề nghị TP.HCM xem xét giãn cách những nơi có dịch

MINH CHÂU 08/02/2021 16:19

Sáng 8/2, GS.TS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế đã tham gia đồng chủ trì cuộc họp khẩn với UBND TP.HCM về công tác phòng chống dịch trên địa bàn thành phố.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết Bộ rất lo lắng vì chưa xác định được điểm khởi đầu chùm lây nhiễm mới tại TP.HCM. Đồng thời, Bộ trưởng cũng cho rằng TP.HCM cần xem xét áp dụng chỉ thị 16 của Thủ tướng ở một số khu vực trong bối cảnh dịch đã lan ra cộng đồng.

Sau khi nghe các báo cáo của các Quận, huyện với lãnh đạo UBND TP.HCM và của ý kiến của Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM về các vấn đề liên quan đến tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố từ đầu cầu TP.HCM với 24 ca mắc mới COVID-19 tại 6 quận, huyện của TP, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long chia sẻ: “Có thể nói rằng TP.HCM đã triển khai các biện pháp đáp ứng tình hình dịch nhanh chóng, khẩn trương và kịp thời, đặc biệt là các quận, huyện đã thực hiện rất quyết liệt. Chúng tôi đánh giá cao việc này”.

Theo Bộ trưởng, ổ dịch tại khu bốc xếp hành lý Sân bay Tân Sơn Nhất đã có từ trước, vì vậy từ 5 ca nhiễm COVID-19 tại đây qua truy vết và xét nghiệm đã phát hiện thêm 24 ca tại 6 quận, huyện của TP.HCM. Do đó, Bộ Y tế nhận định tình dịch của TP.HCM khá phức tạp vì ổ dịch trải qua các chu kỳ lây nhiễm và hiện nay chưa xác định được điểm khởi đầu của đợt dịch này, cho nên có thể có thêm các trường hợp mắc COVID-19 trong thời gian tới hoặc là các ca đã khỏi.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì cuộc họp từ điểm cầu Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì cuộc họp từ điểm cầu Hà Nội.

“Nhóm công nhân bốc xếp hàng hoá (cả người nhiễm và chưa nhiễm) có thể không có điểm lây nhiễm từ khu vực bốc xếp vào khu hành khách, cũng như khu vực có người phục vụ trong Cảng Hàng không. Tuy nhiên, việc giao lưu của nhóm công nhân này đối với cộng đồng ở TP.HCM rất lớn. Do vậy, số ca nhiễm có thể không dừng ở con số 29 mà có thể có thêm”- Bộ trưởng nhấn mạnh.

Vì vậy Bộ trưởng lưu ý: Trước nguy cơ lây nhiễm cao, TP.HCM cần có hành động, quyết liệt nhanh chóng, khẩn trương như đã làm trong những ngày gần đây, nhưng nâng cao lên một bước và mạnh lên một bước. Trong đó, ưu tiên nhất là phải xác định các trường hợp công nhân bốc xếp hàng hóa và người thân của họ là các trường hợp nguy cơ nhất, coi đây là những trường hơp nghi nhiễm để có hướng xác định.

Quang cảnh cuộc họp tại các điểm cầu.

Quang cảnh cuộc họp tại các điểm cầu.

Thành phố không chỉ truy vết liên quan đến 29 trường hợp đã nêu mà phải truy vết tất cả công nhân làm việc với nhau trong khu vực đó. Trước mắt truy vết 60 trường hợp công nhân liên quan đến các ca nhiễm, sau đó rộng ra các khu vực và công ty khác. “Việc truy vết rất lớn. Ngoài truy vết các ca ngoài cộng đồng thì cần phải truy vết lại bằng được tất cả công nhân làm việc cùng nhau trong khu vực đó,mặc dù họ có thể không nhiễm ở thời điểm này, nhưng chúng tôi cho rằng có thể họ đã nhiễm và đã khỏi.”- Bộ trưởng Bộ Y tế nói.

Mặt khác, TP.HCM phải tiến hành khoanh vùng thật nhanh các địa bàn có trường hợp nhiễm, lấy mẫu xét nghiệm triệt để, trên diện rộng tất cả các trường hợp liên quan đến ca bệnh và khu vực phát hiện ra ca bệnh. Sau khi có kết quả xét nghiệm thì thu hẹp lại, để đỡ ảnh hưởng với người dân, người dân vẫn có thể đón Tết.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng kiến nghị hướng dẫn TP.HCM lấy mẫu theo cụm gia đình, có thể trộn mẫu lên đến 16 mẫu/lần trộn. Thay vì lấy mẫu từng người thì lần thứ nhất sẽ lấy gộp mẫu từng hộ dân. Nếu phát hiện nghi nhiễm thì sẽ đưa cả hộ gia đình đó đi cách ly và tiến hành lấy mẫu lần hai.“Riêng các trường hợp F1 phải thực hiện xét nghiệm đơn, còn tại cộng đồng thì xét nghiệm gộp mẫu”- Bộ trưởng lưu ý.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng đề nghị TP.HCM cần xem xét đánh giá từng khu phố, từng phường, xã, quận huyện để quyết định lựa chọn địa điểm áp dụng theo Chỉ thị 16 hay Chỉ thị 15.

“Chỉ thị 16 áp dụng tại khu vực có ca bệnh, còn toàn thành phố là Chỉ thị 15 hoặc lỏng hơn. Có như thế mới theo kịp tốc độ truy vết, khoanh vùng và dập tắt được ổ dịch. Chúng ta phải đi nhanh hơn, không thể đi sau dịch. Việc quyết định là do TP Hồ Chí Minh”- Bộ trưởng nhấn mạnh.

Để đồng hành, hỗ trợ TP.HCM trong phòng, chống dịch COVID-19, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế thiết lập bộ phận thường trực đặc biệt tại 51 Phạm Ngọc Thạch, do một đồng chí Thứ trưởng Bộ Y tế phụ trách. Đồng thời, Bộ Y tế cũng huy động toàn bộ lực lượng y tế của Trung ương đóng trên địa bàn cùng hỗ trợ TP.HCM triển khai các biện pháp chống dịch, xử lý chuỗi lây nhiễm ở sân bay cũng như trong cộng đồng.

"Bộ Y tế sẽ hỗ trợ tối đa để TP.HCM xử lý đợt dịch này"- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo nóng về nguy cơ lây nhiễm Covid-19

    12:45, 08/02/2021

  • Hà Nội phong tỏa 2 tòa nhà chung cư Garden Hill, khẩn trương xét nghiệm 1200 dân cư

    11:26, 08/02/2021

  • Ghi nhận thêm 3 ca dương tính SARS-CoV-2, Quảng Ninh tổng có 50 bệnh nhân nhiễm COVID-19

    11:05, 08/02/2021

  • TP HCM ghi nhận 24 ca dương tính với SARS-CoV-2, lập tức phong tỏa Quận 12

    10:37, 08/02/2021

  • Quảng Ninh: Tạm dừng vận tải hành khách công cộng liên tỉnh từ 6h ngày 8/2

    00:00, 08/02/2021

  • Phát hiện 4 nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất nghi nhiễm COVID-19

    23:37, 07/02/2021

  • Xem xét ưu tiên cho Quảng Ninh được tổ chức mua vắc xin sớm nhất

    23:08, 07/02/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bộ Y tế đề nghị TP.HCM xem xét giãn cách những nơi có dịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO