“Bom nợ” Evergrande có phát nổ?

Diendandoanhnghiep.vn Chính phủ Trung Quốc sẽ can thiệp để vụ vỡ nợ không làm khủng hoảng nền kinh tế, ít nhất là kéo dài đến hết 2022 vì lý do chính trị, Evergrande sẽ không phá sản ít nhất là đến năm 2023.

Việc công ty bất động sản khổng lồ được cho là “quá lớn không thể phá sản” của Trung Quốc Evergrande đang tiến gần đến phá sản mà dường như không có cách nào giải quyết đang gây lo ngại trên toàn cầu.

Ảnh: Reuters

Mức nợ của công ty Evergrande đã lên tới 305 tỷ USD ở thời điểm hiện tại. Ảnh: Reuters

Tình thế không thể tránh khỏi

Là công ty bất động sản lớn thứ hai ở Trung Quốc với tổng tài sản trong năm 2020 là 2.301 tỷ NDT, tương đương khoảng 360 tỷ USD, tuy nhiên, sau hai thập kỷ mở rộng chủ yếu là nhờ đi vay, mức nợ của công ty Evergrande đã lên tới 305 tỷ USD ở thời điểm hiện tại, một mức nợ quá lớn để có thể trang trải.  

Tồi tệ, điều này lại xảy ra trong bối cảnh triển vọng của nền kinh tế Trung Quốc không còn thuận lợi như trong quá khứ. Theo đó, Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức rất lớn như tăng trưởng chậm lại vì các nguồn lực cho tăng trưởng không còn dồi dào như trước, dân số già đi nhanh chóng khiến cầu nhà ở giảm, sự dư thừa của thị trường bất động sản cũng đã rất lớn, cuộc thương chiến với Mỹ gây nhiều khó khăn lớn khiến triển vọng tăng trưởng trong trung và dài hạn là khá ảm đạm.

Trong bối cảnh đó, đại dịch Covid-19 lại khiến cho tình hình tồi tệ và dường như không có lối thoát. Tất cả những yếu tố này khiến cho tình thế của Evergrande là không thể giải quyết được.

Vấn đề cụ thể của công ty này thể hiện ở những điểm sau. Thứ nhất, đầu tư quá nhiều lĩnh vực bên ngoài lĩnh vực bất động sản, như đầu tư sang cả lĩnh vực thể thao, xây trường đào tạo bóng đá như một thành phố, xây sân vận động bóng đá lớn nhất thế giới 100.000 chỗ, công viên giải trí, ô tô điện, sản xuất đồ uống và nước đóng chai…. 

Thứ hai, các khoản này lại dựa vào đi vay và còn ở trong giai đoạn đầu tư nên chưa thể có dòng tiền tư bán hàng. Chẳng hạn, Evergrande mua công ty sản xuất ô tô điện với mức giá gần 90 tỷ Đôla nhưng sau vài năm đến nay vẫn chưa sản xuất được một chiến ô tô nào.

Thứ ba, ngay trong lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là bất động sản thì nhiều dự án còn dang dở, có tới 1,8 triệu căn hộ là chưa hoàn thành và chắc chắn không có tiền để hoàn thành và bàn giao cho khách hàng.

Thứ ta, hiện tại, công ty này đang phải đối mặt với nhiều khoản nợ đã đến hạn mà vẫn không có cách nào tìm được nguồn tiền để thanh toán.

Dù đã thanh toán được 84 triệu USD đến hạn hôm 23/9/2021 thì vẫn còn 36 triệu USD nữa phải trả trong vài ngày tới, và khoảng 1 tỷ USD đến hạn trả vào tháng 1/2022. Điều này dường như là không thể, do đó, khả năng vỡ nợ là rất cao.

Các chuyên gia và các tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế đều cho rằng sự vỡ nợ của Evergrand là không thể tránh khỏi.

Chính phủ giải cứu cách nào?

Việc Evergrande vỡ nợ có xảy ra hay không tùy thuộc rất nhiều vào việc liệu chính phủ có cứu trợ và/hay can thiệp không? 

Các chuyên gia dự đoán chính phủ Trung Quốc sẽ chỉ can thiệp nếu họ nhận thấy vụ này có thể làm đổ vỡ hệ thống, và chỉ can thiệp có chừng mực để cứu hệ thống chứ không phải là cứu công ty.

Nhiều khả năng, chính phủ sẽ can thiệp vì đây là một công ty lớn và bất động sản là lĩnh vực chiếm 20% GDP và được xem là động lực của tăng trưởng của Trung Quốc trong vài thập kỷ qua. Nếu để Evergrand vỡ nợ, không chỉ hệ thống ngân hàng mà toàn bộ lĩnh vực bất động sản, do đó là toàn bộ nền kinh tế, sẽ gần như rơi vào khủng hoảng.

Cùng với đó, năm 2022 là năm diễn ra đại hội đảng toàn quốc thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc nên Chính phủ không thể để vụ vỡ nợ lớn như vậy xảy ra trong thời điểm này.

Về cơ bản, các biện pháp có thể áp dụng sẽ một hoặc vài hoặc tất cả các biện pháp sau đây. Thứ nhất, Chính phủ bơm tiền dưới dạng mua cổ phần của Evergrande. Thứ hai, ép các công ty nhà nước và/hay tư nhân khác mua cổ phần.

Thứ ba, buộc các trái chủ và cổ đông cũng phải chấp nhận mất một phần. Thứ tư, bơm tiền vào thị trường để ổn định. Hiện, Trung Quốc đã bơm hai đợt 14 tỷ và 19 tỷ USD.

Một công trình sân vận động của Evergrande ở TP Quảng Châu. Ảnh: Reuters

Một công trình sân vận động của Evergrande ở TP Quảng Châu. Ảnh: Reuters

Thứ năm, buộc công ty phải bán tài sản dù rẻ để trả nợ.  Việc này đã được thực hiện trong vài ngày qua và nhờ đó có tiền để trả khoản thanh toán đến hạn 23/9 như đề cập ở trên.

Tóm lại, có thể nói Chính phủ Trung Quốc sẽ can thiệp theo nghĩa là để cho vụ vỡ nợ diễn ra từ từ không làm khủng hoảng nền kinh tế và ít nhất giai đoạn hành động này sẽ kéo dài đến hết 2022 vì lý do chính trị.  Điều này có nghĩa là Evergrande sẽ không phá sản ít nhất là đến năm 2023.

Tác động đến thế giới và Việt Nam

Nợ của Evergrand chủ yếu là trong nước gồm: nợ các tổ chức tài chính, các nhà đầu tư lẻ, người mua nhà và các nhà cung ứng xây dựng, các công ty trong ngành thiết kế.

Nhà đầu tư nước ngoài không nắm giữ nhiều nợ của công ty này. Khoản nợ nước ngoài ước khoảng chỉ từ 14 tỷ đến 19 tỷ USD. Đây là khoản nợ không lớn. Do đó, cho dù công ty này vỡ nợ thì tác động của nó đến tài chính và kinh tế thế giới là không đáng kể.

Hơn nữa, vụ vỡ nợ nếu có sẽ không giống vụ vỡ nợ của Lehman Brothers hồi 2008. Lehman Brothers là công ty tài chính hàng đầu thế giới có tài sản lên tới hơn 600 tỷ USD và là đầu mối giao dịch tài chính lớn của tài chính toàn cầu. Do đó, khi công ty này vỡ nợ cả hệ thống tài chính toàn cầu bị tê liệt và hậu quả là khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Trái lại, Evergrande có thể xem là công ty mang tính địa phương, tài sản bằng một nửa. Quan trọng nhất, tài sản của Evergrand là tài sản thực là bất động sản chứ không phải chỉ là những giấy tờ có giá. Do đó, Evergrand hoàn toàn có khả năng cơ cấu lại vì tài sản không thể bị mất giá về không như Lehman Brothers.

Nói cách khác, dù Evergrande có vỡ nợ thì tác động của nó đến tài chính và kinh tế thế giới là không đáng kể.

Tương tự, Việt Nam cũng không bị tác động đáng kể nào từ vụ vỡ nợ nếu nó xảy ra.  Tuy nhiên, về dài hạn, có thể có một số tác động gián tiếp nhưng cũng không đáng kể. 

Vì bất luận vụ việc Evergrande thế nào thì Trung Quốc chắc chắn sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng chậm và yếu ớt giống như Nhật Bản trong vài thập kỷ qua.  Khi đó Việt Nam có cơ hội để nâng cao tăng trưởng và trình công nghệ khi một bộ phận các công ty nước ngoài sẽ dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc. 

Tuy nhiên, để có thể tranh thủ được điều này Việt Nam phải có những cải cách lớn về thể chế cho thông thoáng và rõ ràng hơn, nâng cấp cơ sở hạ tầng, logistics, công nghiệp hỗ trợ… vì còn phải cạnh tranh với nhiều nước khác trong khu vực.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Bom nợ” Evergrande có phát nổ? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711670593 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711670593 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10