Bông Bạch Tuyết đang hồi sinh?

NHA TRANG 13/04/2021 11:00

Kết thúc năm 2020, Bông Bạch Tuyết (BBT) lãi trước thuế gần 29 tỷ đồng, mức lãi kỷ lục từ khi kết thúc chuỗi ngày thua lỗ vào năm 2014.

Ra đời cách đây 68 năm, Bông Bạch Tuyết từng là niềm tự hào của sản phẩm mang thương hiệu Việt.

Sai một ly…đi một dặm

Bông Bạch Tuyết tiền thân là nhà máy Cobovina Bạch Tuyết được thành lập năm 1960. Sau năm 1975, nhà máy được quốc hữu hóa. Năm 1997, doanh nghiệp cổ phần hóa, đổi tên thành Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết với vốn điều lệ ban đầu là 11,4 tỷ đồng.

Ra đời cách đây 68 năm, Bông Bạch Tuyết từng là niềm tự hào của sản phẩm mang thương hiệu Việt.

Ra đời cách đây 68 năm, Bông Bạch Tuyết từng là niềm tự hào của sản phẩm mang thương hiệu Việt.

Bông Bạch Tuyết là doanh nghiệp nổi tiếng nhất trong ngành sản xuất bông băng vệ sinh, y tế thập niên trước. Đây cũng là một trong những công ty đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán từ đầu năm 2004.

Trong những năm cuối thập niên 1990 đầu thập niên 2000, các sản phẩm bông y tế của Công ty chiếm tới 90% thị phần cả nước và chiếm 30% thị phần băng vệ sinh phụ nữ.

Dù trong lĩnh vực bông y tế, Bông Bạch Tuyết nắm vị thế thống lĩnh, trong mảng băng vệ sinh phụ nữ, Công ty vấp phải cạnh tranh của các đối thủ lớn, trong đó có các đối thủ nước ngoài, khiến Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất băng vệ sinh hiện đại trong năm 2004-2005.

Tuy nhiên, đó lại là một nước cờ sai lầm và là nguyên nhân chính đẩy Bông Bạch Tuyết đến bờ vực thua lỗ. Ông Tạ Xuân Thọ, nguyên Tổng Giám đốc Công ty, từng thừa nhận việc đầu tư này khiến năng lực sản xuất tăng lên, nhưng năng lực bán hàng không tăng lên tương ứng, tồn kho tăng mạnh.

Cụ thể, năng lực sản xuất băng vệ sinh thời điểm đó vào khoảng 2 triệu gói/tháng, gấp 10 lần năng lực bán hàng. Điều này khiến Bông Bạch Tuyết chỉ còn vốn cố định, không còn vốn lưu động và phải phụ thuộc vào hạn mức tín dụng của ngân hàng.

Một năm, Bông Bạch Tuyết phải trả hơn chục tỷ đồng cả vốn và lãi gốc cho ngân hàng. Và thay vì nghiên cứu thị trường để tìm hiểu thị hiếu của khách hàng với sản phẩm, Công ty vẫn đẩy mạnh hoạt động marketing cho sản phẩm băng vệ sinh.

Một trong những nguyên nhân chính khiến Bông Bạch Tuyết sa lầy là do không cân đối được sản xuất và bán hàng. Doanh nghiệp đã nhập thêm máy móc đã khiến năng lực sản xuất tăng vọt, trong khi năng lực bán hàng không kịp đáp ứng. Hệ quả là, năm 2006, Bông Bạch Tuyết lỗ 8,5 tỷ đồng và năm 2007 lỗ tiếp 6,8 tỷ đồng.

Liên tục thua lỗ, Bông Bạch Tuyết thậm chí còn phải dừng hoạt động từ tháng 7/2008 và cổ phiếu bị hủy niêm yết vào tháng 8.2009. Sau khi bị hủy niêm yết 1 tháng, Công ty mới bắt đầu hoạt động trở lại, chỉ còn chú trọng vào mảng bông y tế và ngừng hẳn sản xuất băng vệ sinh. Chỉ sau 3 năm góp mặt trên sàn chứng khoán, Bông Bạch Tuyết báo lỗ tổng cộng 14 tỷ đồng cùng hàng loạt khoản nợ quá hạn thanh toán cho ngân hàng và các bên liên quan.

Khó khăn, thua lỗ trong hoạt động kinh doanh, Bông Bạch Tuyết phải hủy niêm yết vào năm 2009.

Tuy nhiên, chỉ 1 tháng sau đó Bông Bạch Tuyết đã hoạt động trở lại với hướng đi mới là tập trung vào nhóm sản phẩm chủ lực, bao gồm bông và gạc y tế.

Dẫu vậy, những khoản nợ vay ngân hàng vẫn cứ đeo bám khiến Bông Bạch Tuyết chưa thể có lãi. Cuối 2010, doanh nghiệp tổng kết năm với khoản lỗ gần 19 tỷ đồng, tình trạng này kéo dài cho đến hết 2013.

May mắn thay, kể từ năm 2014, kết quả kinh doanh của Bông Bạch Tuyết dần cải thiện, cùng với đó các khoản lỗ lũy kế được lấp dần theo thời gian (năm 2013 lỗ hơn 103 tỷ đồng)...

9 năm sau, Bông Bạch Tuyết trở lại niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với tổng cộng 6,84 triệu cổ phiếu trên UPCoM vào tháng 6/2018. Cổ đông lớn nhất hiện tại của Bông Bạch Tuyết là Công ty Cổ phần Dệt may Gia Định nắm 30% vốn. Hiện vốn điều lệ của doanh nghiệp là 68,4 tỷ đồng.

Đang dần “hồi sức”

Tại đại hội cổ đông năm 2020, cổ đông của Bông Bạch Tuyết đã không thông qua tờ trình của Hội đồng quản trị về việc nhóm công ty Sài Gòn 3 Capital và những người liên quan được nâng tỷ lệ sở hữu lên trên 51% của Bông Bạch Tuyết mà không phải chào mua công khai. Đây là động thái mở đường để cổ đông lớn này trở thành ông chủ mới của Bông Bạch Tuyết.

Trên thực tế, Sài Gòn 3 Capital sau nhiều lần mua đã trở thành cổ đông lớn của Bông Bạch Tuyết. Vị trí cổ đông lớn thứ 2 của Bông Bạch Tuyến vẫn thuộc về Dệt may Gia Định với tỷ lệ sở hữu 35% vốn.

Theo giới đầu tư, Đầu tư Sài Gòn 3 Capital quyết định mua luôn Bông Bạch Tuyết có lẽ vì doanh nghiệp này đã kinh doanh khởi sắc trở lại. Hơn nữa, hoạt động của Bông Bạch Tuyết cũng gần giống với công ty mẹ của Đầu tư Sài Gòn 3 Capital là may mặc.

Ngoài ra, hồi cuối tháng 6/2020, Bông Bạch Tuyết từng vay Đầu tư Sài Gòn 3 Capital 6 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động với lãi suất là 10%/năm. Với những mối quan hệ khắng khít này, việc mua bán cũng sẽ diễn ra nhanh gọn hơn.

Theo VietnamFinance, năm đầu tiên về tay chủ mới, Bông Bạch Tuyết ghi nhận doanh thu thuần hơn 144,7 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ 2019. Do giá vốn tăng nhanh, biên lợi nhuận gộp giảm nhẹ từ 64,7% xuống 59,4%.

Biến động cùng chiều với doanh số, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của Bông Bạch Tuyết cũng phình to từ 21,5 tỷ đồng lên 34,7 tỷ đồng.

Cộng với khoản thu nhập khác 5,1 tỷ đồng phát sinh trong kỳ từ các xử lý các khoản nợ tồn lâu, doanh nghiệp có lãi trước thuế 28,9 tỷ đồng, tăng 32,5% so với thực đạt năm 2019. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 3.284 đồng, tăng 29%.

Cùng với đó, dòng tiền thuần kinh doanh lúc này của Bông Bạch Tuyết đã đảo chiều từ âm 4,7 tỷ đồng lên hơn 8 tỷ đồng, cũng cho thấy sự cải thiện rõ rệt của hoạt động kinh doanh.

Tại ngày 31/12/2020, tổng tài sản của Bông Bạch Tuyết đạt 167 tỷ đồng, tăng 68% so với đầu năm. Trong đó, tiền nhản rỗi chiếm 47,5 tỷ đồng (tăng gần 6 lần); hàng tồn kho chiếm 24,4 tỷ đồng (giảm nhẹ 1%); tài sản cố định hữu hình là 50 tỷ đồng (tăng gần 2 lần)...

Ở phía nguồn vốn, tổng nợ phải trả giảm 23% xuống còn 43,1 tỷ đồng; trong khi đó vốn chủ sở hữu tăng gần 3 lần lên 123,8 tỷ đồng nhờ hoạt động tăng vốn điều lệ. Lỗ lũy kế của Bông Bạch Tuyết lúc này còn 8,7 tỷ đồng (cùng kỳ là 34,3 tỷ đồng).

Có thể bạn quan tâm

  • Bông Bạch Tuyết và những góc khuất nợ nần

    Bông Bạch Tuyết và những góc khuất nợ nần

    11:00, 23/09/2020

  • [VANG BÓNG MỘT THỜI] Những

    [VANG BÓNG MỘT THỜI] Những "mảng tối" của Bông Bạch Tuyết

    04:47, 06/02/2020

  • Món nợ của Bông Bạch Tuyết

    Món nợ của Bông Bạch Tuyết

    01:35, 29/11/2019

  • Bông Bạch Tuyết có thoát khỏi tình cảnh nợ

    Bông Bạch Tuyết có thoát khỏi tình cảnh nợ "bất bình thường"?

    05:45, 21/06/2018

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bông Bạch Tuyết đang hồi sinh?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO