Bóng đá Việt Nam tại Asiad: Niềm vui “chín rưỡi còn dư”

Diendandoanhnghiep.vn Điều đặc biệt luôn ở ông Park, ra sân là quyết thắng, bất kể đối thủ là ai, khí chất rất thể thao, đậm tính toán của chiến lược gia người Hàn Quốc xem ra còn có ích trên thương trường.

Nếu không nói về những thứ cũ mòn như “tinh thần dân tộc” hay “bản lĩnh Việt Nam” vì nếu ai đã thưởng thức giải U23 Châu Á hồi đầu năm nay tại Thường Châu (Trung Quốc) đã quá no nê cảm xúc ấy. Thì bây giờ nói thế nào về U23 tại Asiad đang diễn ra tại Indonesia?

Mạng xã hội và “XoiLacTV” đã đem đến cho người yêu mến bóng đá Việt Nam những hình ảnh từ Jakarta Palembang, thật sung sướng vì đó lại là những chiến thắng thuyết phục của đoàn quân trẻ dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang - Seo.

Lại là những con người mà cách đây vài tháng được thấy họ thi đấu cực kỳ bản lĩnh giữa mùa đông Trung Hoa, cũng là những con người rất trẻ mà hàng triệu người phát sốt trên mọi con đường từ Bắc chí Nam.

Vượt qua vòng bảng môn bóng đá nam tại một kỳ Á vận hội với thành tích toàn thắng, không để lọt lưới bàn nào chưa phải là điều gì đó quá lớn lao như trận chung kết U23 Châu Á hay thành tích lọt vào tứ kết Asian Cup năm 2007- giải đấu Việt Nam đồng chủ nhà.

Người nắm giữ bí quyết thành công cho U23 Việt Nam

Người nắm giữ bí quyết thành công cho U23 Việt Nam

Nhưng giải U23 Châu Á vui mười thì Asiad vui “chín rưỡi còn dư”, vì nhiều điều, mà điều trước hết là xua tan nỗi lo sớm nở tối tàn của bóng đá Việt Nam. Còn hơn thế nữa, chứng minh một điều, thành công ở giải trẻ Châu Á đầu năm nay hoàn toàn đích đáng.

Điều đặc biệt luôn ở ông Park, ra sân là quyết thắng, bất kể đối thủ là ai, khí chất rất thể thao, đậm tính toán của chiến lược gia người Hàn Quốc xem ra còn có ích trên thương trường.

Trước trận đấu cuối cùng vòng bảng Asiad 2018, ông Park tuyên bố “chẳng có lý do gì mà Việt Nam không đánh bại Nhật Bản. Trình độ chuyên môn của học trò tốt, cả thể lực cũng vậy”.

Nhìn lại quá khứ, bóng đá Việt Nam hiếm khi đặt mục tiêu thắng các đội bóng đến từ Đông Á, chiến thắng đội mạnh nhất Châu Á đã từng xảy ra nhưng đôi khi là sự bất ngờ đến khó tả, vì đối đầu với họ cũng “biết mình biết ta”.

Thế hệ trong tay ông Park Hang - Seo hoàn toàn khác, họ chơi bóng rất chủ động, tỉnh táo; trước đối thủ mạnh không chơi tiêu cực, trước đối thủ ngang cơ biết cách gây sức ép để đối phương thủng lưới.

Bóng đá nay thắng mai thua là chuyện thường, nhưng thua và thắng theo cách nào mới quan trọng, bóng đá Việt Nam đã đụng hầu hết những đại diện đến từ các nền bóng đá hàng đầu Châu lục, cũng chỉ cách chơi ấy, con người ấy, duy chỉ có sự sợ hãi không còn.

Điều đáng mừng hơn khi đây là thế hệ cầu thủ rất trẻ, vài năm nữa mới đúng điểm chín sự nghiệp, thế hệ cầu thủ được đào tạo bài bản nên họ biết cách “chơi bóng” thực thụ.

Đó không phải là những cá nhân xuất sắc hay một vài phút lóe sáng mang về bàng thắng đẹp, mà là tư duy bóng đá, tính chuyên nghiệp, họ biết cách triển khai lối chơi gây ức chế cho đối thủ, khai thác triệt để điểm yếu của đối thủ.

Ngoài những trận thắng nức lòng người hâm mộ, lứa cầu thủ này cũng để lại những trận thua… ít để lại điều tiếng. Đó là thái độ đối ứng xử với thất bại, thật sai lầm nếu xem chiến thắng hay thất bại trong bóng đá là giá trị vĩnh cửu.

Tiến bộ của bóng đá Việt Nam không mang tính thời điểm, một lần nữa phải cảm ơn bầu Đức, bầu Hiển… những người làm bóng đá từ “gốc”. Ngoài chuyên môn vững vàng thì sức mạnh “mềm” như tinh thần thi đấu, bản lĩnh trận mạc cũng được trui rèn từ nhỏ.

Lứa cầu thủ hiện tại luôn để lại cho người xem cảm giác chờ đợi bàn thắng hơn là thấp thỏm chờ thủng lưới. Nó là thói quen không phải khi nào cũng có lợi, nhưng cho thấy sự tin tưởng nơi người hâm mộ lớn như thế nào.

Giá như những trận đấu của Olympic Việt Nam được công chiếu trên sóng chính thức, hàng chục triệu người đang xem bóng đá như thể anh chàng sợ vợ không dám la to. Niềm vui bị nghẽn lại vì chuyện kinh tế.

Nếu Olympic Việt Nam vào đến tứ kết rồi chung kết, liệu chúng ta có được đường hoàng xem bóng đá? Để niềm tự hào được thông tỏ như thường lệ. Cũng thiệt thòi cho sự cống hiến của thể thao Việt Nam, cả máu lẫn giọt mồ hôi đại diện cho phần nào đó của thế hệ trẻ.

Mấy ngày qua phong trào vi phạm bản quyền lan rộng trong cả nước, không thể thống kê cụ thể bao nhiêu, nhưng hãy xem mức độ chia sẻ và bình luận trên trang Xoilac.tv, rất nhiều người chạy đôn chạy đáo để được xem bóng đá, ý thức tôn trọng bản quyền bị bỏ quên một cách… chính đáng.

Vì vậy, tuy không ai nói ra nhưng tinh thần thể thao chính đáng đang được chuyển tải bởi một vài trang mạng bị quốc tế dọa khởi kiện, chúng ta đang hàm ơn sự trộm cắp!

Hãy mường tượng đến khi Olympic Việt Nam lặp lại kỳ tích, tôi tin chắc cả cộng đồng vẫn đổ ra đường ăn mừng chiến công, nhưng nạn ăn cắp bản quyền ở Việt Nam bị nâng lên tầm cao mới.

         

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bóng đá Việt Nam tại Asiad: Niềm vui “chín rưỡi còn dư” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714358780 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714358780 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10