Bột giặt NET sẽ “trôi” về đâu?

Hà Phương 21/12/2019 05:25

Nếu như không còn cổ đông ngoại, NET tính tới vay vốn ngân hàng để nhập khẩu nguyên liệu dẫn tới giá thành sản phẩm cao khó mà cạnh tranh với các đối thủ ngoại trên thị trường.

Việc thoái hết vốn của 2 cổ đông lớn là Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) và Jom Silkkitie Asia Equity Investments Fund, quỹ ngoại America LLC “chơi” Công ty Bột giặt NET đang đặt ra những câu hỏi về hoạt động của doanh nghiệp này.

p/Biểu đồ tăng trưởng của Công ty Bột giặt NET.

Biểu đồ tăng trưởng của Công ty Bột giặt NET.

Tại thời điểm đầu năm 2019, NET có 3 cổ đông lớn gồm Vinachem nắm 51% vốn; 2 cổ đông ngoại là America LLC và Jom Silkkitie Asia Equity Investment Fund sở hữu lần lượt 8,9% và 5,3% vốn.

Cổ đông nội - ngoại chia tay

Ngày 10/07/2019, Vinachem thông báo đã thu về được gần 104 tỷ đồng từ việc đấu giá thành công 3,4 triệu cổ phiếu NET với giá trúng thầu bình quân là 30,900 đồng/cổ phiếu.

Kế đến là quỹ ngoại Jom Silkkitie Asia Equity Investment Fund cũng chính thức không còn là cổ đông lớn của NET vào ngày 10/09/2019 khi đã bán ra 384.000 cổ phiếu, giảm tỷ lệ sở hữu tại NET từ 5.29% (1,2 triệu cổ phiếu xuống còn 800.000 cổ phiếu.

Với mức giá 45.682 đồng/cổ phiếu (ngày 10/12/2019), ước tính America LLC thu về được 95,5 tỷ đồng khi đã bán ra toàn bộ 2,09 triệu cổ phiếu NET đang sở hữu, tương đương tỷ lệ 9,33% vốn. Như vậy America LLC đã chính thức không còn là cổ đông của NET.

Vì sao nội ngoại nối bước chia tay NET theo báo cáo tài chính, hoạt động kinh doanh của NET sụt giảm trong 4 năm trở lại đây, với lợi nhuận trước thuế năm 2018 đạt hơn 60 tỷ đồng, giảm 42% so với năm 2015 mặc dù doanh thu tăng 42%.

Nguyên nhân chủ yếu là do giá vốn hàng bán tăng mạnh. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, NET ghi nhận doanh thu đạt gần 805 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2018.

Với kế hoạch đi ngang về doanh thu và đi lùi về lợi nhuận trước thuế trong năm 2019 so với thực hiện được trong năm 2018, NET đã thực hiện được 73% kế hoạch về doanh thu và vượt 12% kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2019.

Tại thời điểm tháng 12/2019 cổ phiếu NET đang giao dịch ở mức giá 42.000 đồng/cổ phiếu giảm 13%. Tuy nhiên, giá cổ phiếu này đã tăng 76% so với đầu năm. Việc không còn cổ đông ngoại trong cơ cấu cổ đông sẽ là thách thức rất lớn đối với NET.

Thách thức khi không còn vốn ngoại

Thời gian qua trên thị trường bột giặt, sau khi giành được ngôi vị thống lĩnh trên thị trường, Unilever và P&G đã không còn tập trung nhiều vào sản xuất, mà hướng mạnh vào phát triển thương hiệu, hệ thống phân phối, đặt gia công sản phẩm với nhiều công ty, nhà máy trong nước.

Có thể bạn quan tâm

  • Vinachem thoái vốn, Hóa chất Đức Giang có là

    Vinachem thoái vốn, Hóa chất Đức Giang có là "miếng mồi ngon"?

    00:00, 16/12/2019

  • Vinachem và

    Vinachem và "món hời" Southchimex

    00:00, 22/11/2019

  • Cổ phiếu LIX và HTV thuộc sở hữu Vinachem bị phong có giá trị bao nhiêu?

    Cổ phiếu LIX và HTV thuộc sở hữu Vinachem bị phong có giá trị bao nhiêu?

    15:34, 11/10/2019

  • Vì đâu Vinachem vẫn

    Vì đâu Vinachem vẫn "chôn chân" tại liên doanh IRV?

    00:31, 04/09/2019

Lúc này, để tồn tại, số ít công ty nội còn lại trên thị trường buộc phải lựa chọn 3 chiến lược. Thứ nhất, chấp nhận làm gia công cho Unilever, P&G, hoặc làm nhãn hàng riêng cho siêu thị. Thứ hai, mở rộng thị phần sản phẩm mang thương hiệu của chính mình ở cả thành thị, nông thôn và xuất khẩu; Thứ ba, mở rộng, nâng cao công suất, hợp lý hóa quy trình sản xuất, nhằm đạt được lợi thế kinh tế theo quy mô, nâng cao khả năng đàm phán giá với doanh nghiệp đặt gia công.

Từ năm 2000, NET bắt đầu gia công cho Unilever hàng ngàn tấn bột giặt mỗi năm và điều này đã giúp Công ty đạt mức tăng trưởng doanh thu 25%/năm.

Khi mới bắt đầu, sản lượng gia công chiếm đa số, nhưng giá trị mang lại không cao. Vì vậy, cùng với việc vẫn làm gia công, NET không ngừng tìm cách mở rộng quy mô. NET đã mua lại nhà máy của Unilever tại Hà Nội, đồng thời tăng dần lượng sản phẩm mang thương hiệu riêng và giảm tỷ lệ gia công từ mức 70% năm 2000, xuống còn 34% vào những năm gần đây.

Bên cạnh đó, NET cũng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Hiện nay, trong cơ cấu doanh thu, xuất khẩu đã chiếm tỷ trọng 44% trong tổng doanh thu. Các thị trường mang lại nhiều doanh thu là Nhật Bản, Philippines và Campuchia. Theo đó, thị trường xuất khẩu bột giặt được mở rộng sang cả Đài Loan, Australia, Nam Phi.

Theo nhận định của Cục Quản lý cạnh tranh, có nhiều yếu tố làm hạn chế khả năng quyết định giá, như vai trò của nhà phân phối, bán lẻ của các doanh nghiệp Việt. Bởi giá bán lẻ sản phẩm trên thị trường hiện do Unilever và P&G dẫn dắt và quyết định. Các doanh nghiệp trong nước muốn tiêu thụ sản phẩm bắt buộc phải đặt một mức giá rẻ hơn tương đối nhiều so với mức giá sản phẩm của thương hiệu ngoại. Trung bình mức giá của các nhãn hiệu Omo, Tide, Viso của Unilever và P&G cao hơn 30 - 40% so với nhãn hiệu Net, Vì dân, Mỹ Hảo.

Theo dự báo tình trạng này tiếp tục kéo dài trong năm tới. Do vậy đây sẽ là thách thức của NET. Nếu như không còn cổ đông ngoại, NET tính tới vay vốn ngân hàng để nhập khẩu nguyên liệu dẫn tới giá thành sản phẩm cao khó mà cạnh tranh với các đối thủ ngoại trên thị trường. Vậy điều gì đang chờ đợi NET?

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bột giặt NET sẽ “trôi” về đâu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO