Brexit đỗ vỡ, Chính phủ Anh sẽ tan rã?

Trương Khắc Trà 18/11/2018 05:31

Nếu bất đồng quan điểm về dự thảo thỏa thuận Brexit tăng cao, các Nghị sỹ đảng Bảo thủ có thể bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Anh.

Thủ tướng Anh Theresa May đang đối đầu với “làn sóng” từ chức của các Bộ trưởng, Thứ trưởng để phản đối dự thảo cuối cùng có ý nghĩa quyết định Brexit có thành công hay không. Đến thời điểm này, đã có hai đời Bộ trưởng phụ trách các vấn đề Brexit từ chức trong thời gian qua.

Có khá nhiều lý do được đưa ra, nhưng chung quy lại họ cảm thấy nước Anh bị thiệt thòi trong quá trình Brexit; nội bộ đất nước bị can thiệp quá sâu bởi Uỷ ban châu Âu (EC).

Có một chi tiết đáng chú ý, đa phần sự phản đối đều xuất phát từ đảng Bảo thủ - đảng cầm quyền của Thủ tướng Theresa May. Điều đó càng dấy lên nghi ngại nội bộ đảng này đang bị chia rẽ dữ dội.

Ngoài ra, vấn đề Bắc Ireland đang là mắc mớ không nhỏ giữa Anh và EU. Để níu giữ phần lãnh thổ thuộc Anh này ở lại, EU áp dụng chính sách “backstop” - tạm dịch là “lưới an ninh”, theo đó Bắc Ireland vẫn nằm dưới sự ảnh hưởng của EU về thuế quan bất kể Brexit thành công.

Bà May đang rất khó xử với Brexit

Bà May đang rất khó xử với Brexit

Với việc đặt lên bàn đàm phán Brexit đường biên giới ở Ireland, EU phó mặc cho Anh bài toán rất khó giải quyết. Nếu Anh chấp nhận, có nguy cơ xảy ra cuộc li khai lịch sử trong Liên hiệp Anh. Nếu không chấp nhận, EC rất khó đặt bút ký vào thỏa thuận chính thức cuối cùng.

Có thể bạn quan tâm

  • Anh đối mặt với khủng hoảng chính trị vì Brexit

    Anh đối mặt với khủng hoảng chính trị vì Brexit

    14:30, 16/11/2018

  • Dự thảo thỏa thuận Brexit có dễ qua

    Dự thảo thỏa thuận Brexit có dễ qua "cửa ải" Nghị viện Anh?

    14:30, 15/11/2018

  • Cựu Thủ tướng Anh lên tiếng phản đối Brexit

    Cựu Thủ tướng Anh lên tiếng phản đối Brexit

    04:30, 08/11/2018

  • Brexit và những tác động

    Brexit và những tác động

    06:00, 03/11/2018

Một vài Bộ trưởng trong Chính phủ Anh không muốn điều khoản này, họ cho rằng đất nước phải chấp nhận “thị trường đơn nhất” đối với thành viên EU” và rằng “không một quốc gia dân chủ nào chấp nhận ký kết một thỏa thuận khiến họ bị ràng buộc bởi một liên minh bên ngoài” như vậy.

Tuy nhiên, dù Brexit bị phản đối, thậm chí thất bại, kịch bản tan rã Chính phủ vẫn rất khó xảy ra. Nhưng nếu mâu thuẫn tăng cao, Nghị sỹ đảng Bảo thủ có thể bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Anh.

Bà May và những người ủng hộ dự thảo thỏa thuận Brexit chắc chắn không mạo hiểm đặt cược sinh mạng chính trị để nhất quyết Brexit - một phong trào chưa đem lại hiệu quả gì cho người dân.

Vì vậy, phương án khả dĩ nhất là làm chậm tiến trình Brexit hoặc nước Anh phải tiếp tục một cuộc trưng cầu dân ý lần 2 để quyết định có nên tiếp tục rời EU hay không. Nước Anh là quốc gia quân chủ lập hiến, ngoài nội các, các viện dân biểu còn có hoàng gia đứng đầu là nhà vua.

Tuy không quyết định trực tiếp bất cứ một vấn đề chính trị nào nhưng hoàng gia là thế lực rất có ảnh hưởng đến tâm lý dân chúng, vì vậy Brexit không thể thiếu ảnh hưởng ngầm của hoàng gia.

Con đường để Anh rời EU cũng gian nan như khi nước này nộp đơn xin gia nhập cách đây mấy chục năm. Rõ ràng EU cần những thành viên như Anh để đảm bảo hình ảnh, sự ảnh hưởng.

Từ khi phong trào Brexit được phát động, Anh đang bị EU làm khó về mặt thủ tục, không loại trừ khả năng có tác động đến đảng Bảo thủ và các thành viên trong nội các.

Cũng giống như nhiều quốc gia đa đảng khác, nước Anh đang dần cho thấy cuộc đấu đá chính trị khốc liệt giữa đảng Lao động, đảng Bảo thủ và đảng của những người Cơ đốc tại Bắc Ireland qua vấn đề nên hay không ở lại EU.

Các nhà đàm phán và lãnh đạo khác trong EU nói rằng, Anh không thể “đào thoát” mà không có chi phí và trách nhiệm. Điều này càng củng cố thêm lập luận rằng, Brexit đang rơi vào tình trạng bế tắc thực sự.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Brexit đỗ vỡ, Chính phủ Anh sẽ tan rã?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO