BRT sai phạm: Cào đường để “cào” ngân sách?!

Diendandoanhnghiep.vn Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra sai phạm tại dự án BRT, sai phạm đã rõ ràng, nhưng ai sẽ chịu trách nhiệm cho những sai phạm đó?

Buýt nhanh cũng khó nhanh được. Ảnh: LĐO

Buýt nhanh nhưng chạy khó nhanh. Ảnh: LĐO

Dự án buýt nhanh (BRT) Hà Nội ngay từ khi còn trong “trứng nước” đã gặp phải sự phản đối của nhiều chuyên gia giao thông, quy hoạch, kiến trúc cũng như công luận về tính hiệu quả của dự án. Tuy nhiên, tuyến BRT vẫn tiếp tục được triển khai và chính thức đi vào hoạt động. Sau gần 2 năm thông tuyến, BRT đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, sai phạm.

Mới đây, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã chỉ ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác khảo sát, đấu thầu, thi công gây lãng phí hàng chục tỷ đồng tiền ngân sách tại dự án BRT Hà Nội.

Theo kết luận, BRT Hà Nội dự án có 14,7 km có tổng mức đầu tư ban đầu là 53,6 triệu USD nhưng đến khi nghiệm thu đã tăng lên hơn 706 tỷ đồng. Nhà thầu hưởng lợi hơn 40 tỷ đồng tiền chênh lệch từ việc bán xe buýt.

TTCP cũng cho biết, tại gói thầu CP4a (xây dựng đường trạm xe buýt từ Bộ Y tế đến Khuất Duy Tiến); Gói thầu CP4b (Xây dựng đường trạm xe buýt từ Khuất Duy Tiến - Bến xe Yên Nghĩa), chủ đầu tư, đơn vị tư vấn khi lập bước thiết kế đường đã thay thế mặt đường bê tông nhựa bằng mặt đường bê tông xi măng.  Trong đó, đáng chú ý là việc thay thế mặt đường đã gây lãng phí ngân sách nhà nước hơn 15 tỷ đồng..v..v.

Những sai phạm tại dự án buýt nhanh BRT Hà Nội cho thấy cảnh báo trước đây đã thành hiện thực.

Liên quan đến vấn đề này, TS Nguyễn Đình Thám - Đại học Xây dựng Hà Nội: “Tuyến BRT Yên Nghĩa - Bến xe Kim Mã là tuyến đầu tiên và đang trong thời gian chạy thí điểm, vì thế, việc bỏ ra 15 tỷ đào mặt đường nhựa thay bằng đường bê tông là không cần thiết và quá lãng phí”.

Phải nói rằng, đã gọi là BRT thì tốc độ phải nhanh. Để bảo đảm yêu cầu cho BRT hoạt động tốt thì yêu cầu kỹ thuật cũng cao hơn, điều kiện hạ tầng cũng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn, vì thế, ở nước ngoài, đường dành cho BRT phải là đường được thiết kế riêng.

Ở Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc… người ta làm BRT rất hiệu quả, bởi lẽ cơ sở hạ tầng của họ đáp ứng được cho việc phát triển BRT. Mặt khác, BRT có sự liên kết với các phương tiện vận tải khác nên được người dân chào đón và sử dụng rất nhiều

Tuy nhiên, ở Việt Nam, hiện tại có BRT nhưng không nhanh hơn được buýt thường. Với điều kiện vận chuyển, kỹ thuật như ở Việt Nam, thì BRT hoàn toàn có thể tận dụng nền đường có sẵn để vận hành mà vẫn bảo đảm an toàn lại tiết kiệm được chi phí thi công.

Dưới góc nhìn của một bộ phận người dân thì đây là một dự án không hề nhắm tới mục tiêu chính là góp phần giảm ùn tắc giao thông ở Thủ đô. Bởi, có những con đường như Láng Hạ, mỗi chiều có 2 làn đường, việc BRT lấy đứt 1 làn (cấm các loại xe khác), nhưng  theo quan sát, nó không đáp ứng nổi 10% công suất.  Vậy mà nó lấy đi 50% đường, ép 50% lưu lượng giao thông vào làn đường còn lại. Tạo ra ùn tắc, xáo trộn giao thông chính là đây chứ đâu.

Theo một con số thống kê của TP. Hà Nội, bình quân 1 ngày tuyến BRT vận chuyển được 13.000 hành khách, ước tối đa khoảng 1.000-1.500 lượt khách giờ cao điểm thì mới đạt 15% so với BRT loại nhỏ. Việc đầu tư một số tiền lớn cho hạ tầng, phương tiện, và dành riêng làn đường cho việc chạy chỉ 1 tuyến BRT với xe sức chứa 80 chỗ như buýt thường là lãng phí trong điều kiện giao thông tại Hà Nội không phát huy được tất cả các ưu việt của phương thức này.

Thực tế cho thấy, dù là BRT hay bất kỳ dự án công nào đưa ra, từ chuyên gia đến người dân đều đặt câu hỏi: Có thất thoát, lãng phí không? Có  lợi ích nhóm hay không? Những băn khoăn, hoài nghi như vậy không phải là thiếu cơ sở, khi mà đang có quá nhiều dự án công dở dang, công trình gây thất thoát ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng trong thời gian qua mà không cần kể ra ở đây, người ta cũng có thể nhắm mắt đọc tên nó.

Nguyên nhân dẫn đến sai phạm của dự án BRT không hẳn là do lỗ hổng luật pháp. Mà luật đúng, nhưng con người tổ chức thực hiện chưa đúng. Vậy ai chịu trách nhiệm cho sai phạm và tính không hiệu quả của dự án? Chúng ta cần rút ra bài học là gì không? 

Có điều, dù có nói gì đi nữa thì chung quy lại của mọi sai phạm ở đây là gây lãng phí, thất thoát tiền của ngân sách, làm “tan chảy” nguồn lực phát triển của quốc gia.

Cần chấm dứt ngay tư duy tiền của ngân sách, tiền của nhà nước thì tiêu thế nào cũng được, cứ tiêu là lại có cơ hội để hưởng lợi. Đó là tư duy lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, không vì lợi ích chung, không vì mục đích phát triển chung của đất nước. Chính vì tư duy này nên mới tồn tại những dự án đội vốn, chậm tiến độ, không hiệu quả, gây thất thoát, thiệt hại cho ngân sách, cho tiền thuế của dân.

Thật tình, BRT Hà Nội là dự án có ý nghĩa quan trọng với người dân Thủ đô nói riêng và là một phần biểu trưng cho sự phát triển của đất nước nói chung. Tiếc thay, bản thân “nó” cũng bị người ta tìm mọi cách “cào” ngân sách” từ việc nhỏ nhất là cào đường!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết BRT sai phạm: Cào đường để “cào” ngân sách?! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714369688 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714369688 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10