Bức tranh toàn cảnh thế giới quý I năm 2020

Diendandoanhnghiep.vn Ba tháng đầu năm 2020, thế giới đang phải chứng kiến sự suy thoái toàn cầu tàn khốc nhất kể từ cuộc “đại suy thoái” năm 2008.

Kết thúc quý đầu năm 2020, những lo ngại về một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Iran đã nhường chỗ cho đại dịch COVID-19. Đại dịch mà JPMorgan cho rằng sẽ đẩy nền kinh tế thế giới vào tình trạng “sụt giảm” ở mức 12% trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 vừa qua. 

Tháng tư đang tới... Có thể mọi sự sẽ chẳng sáng sủa hơn là mấy khi mà COVID-19 vẫn lan truyền một cách nhanh chóng và khiến cho phần lớn nền kinh tế toàn cầu đóng cửa. Các ngân hàng trung ương đã vội vã cắt giảm dự báo quý 2 và do đó, sẽ có nhiều biến động trên thị trường tài chính.

Mặc dù gói cứu trợ đã đến! Chính phủ các nước G20 đã hứa hẹn một “nỗ lực hồi sinh” trị giá lên tới 5 nghìn tỷ đô la, các ngân hàng trung ương lớn đã cắt giảm lãi suất và khởi động lại việc mua tài sản. Nhưng những gì chúng ta muốn nhìn thấy bây giờ là tỷ lệ lây nhiễm lên đến đỉnh điểm và dừng lại. Đó mới thực sự là thời điểm của mùa xuân.

Hoa Kỳ “khủng hoảng”

Qua nhiều năm tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và lạm phát thấp, cùng với đó là thị trường lao động có tỷ lệ thất nghiệp đạt mức thấp “kỷ lục” trong nửa thế kỷ vừa qua. Nước Mỹ đang kỳ vọng về một tương lai sáng lạn với sự lãnh đạo tài tình của D. Trump. Tuy nhiên, COVID-19 đã đến và “kết liễu” điều đó.

Với tình trạng nhiễm bệnh gia tăng, các thành phố bị phong tỏa, các doanh nghiệp ngừng sản xuất, quán bar, nhà hàng khách sạn đóng cửa, nhân viên nghỉ việc... người lao động Mỹ nộp đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp đạt kỷ lục hơn 3 triệu. Các nhà kinh tế dự kiến thị trường lao động Mỹ sẽ mất 293.000 việc làm. Một con số “quá tải” so với gói kích thích 2 nghìn tỷ USD được Quốc hội Mỹ phê chuẩn.

Gói mở rộng tài chính trị giá 2 nghìn tỷ đô la chưa từng có của chính phủ bao gồm một quỹ trị giá 500 tỷ đô la để giúp các ngành công nghiệp khó khăn và một số tiền tương đương lên tới 3.000 đô la để tài trợ các khoản thanh toán trực tiếp cho các gia đình Mỹ.

Trung Quốc gặp khó

“Công xưởng của thế giới” đang mở cửa trở lại nhưng thị trường toàn cầu lại đóng cửa và người mua hàng cũng không còn nữa.

Các chính sách cách ly xã hội tại nhà của Trung Quốc dường như có hiệu quả, điều đó cho phép công việc và du lịch được tiếp tục. Nhưng với sự lây nhiễm theo cấp số nhân ở Hoa Kỳ, Châu Âu và các thị trường khác mà Trung Quốc xuất khẩu sang, cùng với đó là chuỗi cung ứng bị xáo trộn, Trung Quốc đang gặp khó.

Lợi nhuận từ tháng 1 đến tháng 2 của các nhà máy Trung Quốc đã chạm mức thấp nhất trong một thập kỷ và các cuộc điều tra sản xuất sắp tới rất có thể sẽ cho thấy nhiều "nỗi đau" hơn. Và cũng giống như mọi nơi khác, tỷ lệ thất nghiệp đang gia tăng bất kể có bao nhiêu khoản vay lãi suất thấp đang được cung cấp cho các doanh nghiệp. Kỳ vọng bây giờ là nền kinh tế sẽ khởi sắc trở lại trong quý này nhưng theo nhiều nhà kinh tế cho rằng, tăng trưởng năm 2020 sẽ đạt khoảng 2% - chỉ bằng một phần ba mục tiêu của chính quyền Trung Quốc.

Châu Âu chia rẽ

Ngân hàng Trung ương châu Âu đã và đang nỗ lực để khắc phục thiệt hại do virus, họ mua bán tài sản hàng loạt, linh hoạt hơn đối với tỷ lệ trái phiếu mua từ mỗi quốc gia và hỗ trợ chi phí vay cho các quốc gia khu vực đồng euro yếu hơn như Ý. 

Tuy nhiên, cho tới thời điểm này lại không có sự thống nhất tại EU: họ không đồng quan điểm về “quy mô hỗ trợ” cho các nền kinh tế bị tàn phá bởi dịch bệnh. Hiện tại, các chính trị gia khu vực này đang "loay hoay" trong việc thiết lập một hạn mức tín dụng trị giá khoảng 2% sản lượng hàng năm từ quỹ cứu trợ khu vực đồng euro.

Nhiều chính phủ ở khu vực châu Âu đang kêu gọi phát hành một công cụ nợ chung để đối mặt với một cuộc khủng hoảng này. Cuộc khủng hoảng mà các nhà kinh tế của Goldman Sachs ước tính có thể thu hẹp nền kinh tế đồng euro lên đến 9% trong năm nay. Nhưng Đức và một số nước khác lại phản đối điều đó.

“Lục địa đen” suy thoái

Đây là một khoảng thời gian khó khăn cho các thị trường cận biên, nơi mà các thị trường vốn kém tiên tiến ở các nước đang phát triển. Nhiều nền kinh tế cận biên đang ở châu Phi và cũng đang phải chịu đựng đòn tấn công “song kiếm hợp bích” của giá dầu và hàng hóa. Trong thời điểm này khi mà nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái và làm suy yếu các loại tiền tệ, điều đó đồng nghĩa với việc nợ nước ngoài sẽ trở nên đắt đỏ hơn.

Các quốc gia sản xuất dầu mỏ như Angola, Ghana, Gabon và Nigeria đã chứng kiến sản lượng tăng lên trên 20% nhưng các khoản nợ lại không giảm bởi chi phí vay tăng vọt. Nhiều quốc gia trên “lục địa đen” cho thấy việc thiếu hỏa lực tài chính hoặc dự trữ ngoại tệ cần thiết để chống lại COVID-19 và thúc đẩy nền kinh tế của họ.

Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã kêu gọi các chủ nợ song cung cấp các khoản vay ngay lập tức cho các nước nghèo nhất thế giới khi chứng kiến họ vật lộn với suy thoái kinh tế và đại dịch.

Vào hôm thứ Năm vừa qua, các nhà lãnh đạo của nhóm G20 đã cam kết sẽ “bơm” hơn 5 nghìn tỷ đô la vào nền kinh tế toàn cầu để hạn chế tổn thất về việc làm và thu nhập từ COVID-19. Trong đó, đặc biệt ưu tiên châu Phi, nơi mà nền kinh tế đi vay và y tế thì gần như thời “nguyên thủy”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bức tranh toàn cảnh thế giới quý I năm 2020 tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714024916 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714024916 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10