Bước chuyển mới của MWG

Lê Mỹ 30/09/2018 11:01

CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HSX: MWG) đang có những bước chuyển mới để thoát khỏi chu kỳ thoái trào đầu tiên trong vòng đời của một doanh nghiệp.

Một trong những bước chuyển tích cực nhất của MWG chính là Bách Hóa Xanh. Chuỗi siêu thị này sẽ tiếp tục nâng cấp hàng chục cửa hàng từ mô hình cũ (không có "thịt tươi, cá lội") lên mô hình chuẩn và một số cửa hàng từ quy mô chuẩn lên quy mô lớn.

p/Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của MWG giai đoạn 2014- 2017

Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của MWG giai đoạn 2014- 2017

Áp lực tìm con đường mới của MWG

Được thành lập từ năm 2004 với thương hiệu Thế giới di động và bắt đầu bước lên chặng đường phát triển mới với chuỗi Điện Máy Xanh từ năm 2010, những cột mốc của MWG dễ khiến giới quan sát hình dung sự hình thành, phát triển, tăng trưởng và cần làm mới để tránh chu kỳ thoái trào của một doanh nghiệp khi “lên đỉnh”. Năm 2016, MWG chính thức phát triển Bách Hóa Xanh – bước sang một lĩnh vực khác, từ kinh doanh thiết bị điện thoại di động và các mặt hàng điện máy sang phân phối rau củ gạo quả…

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao các quỹ ngoại liên tục

    Vì sao các quỹ ngoại liên tục "sang tay" cổ phiếu MWG?

    04:12, 07/08/2018

  • TAG tiếp tục báo lỗ sau khi về tay MWG

    TAG tiếp tục báo lỗ sau khi về tay MWG

    05:37, 08/05/2018

  • MWG và

    MWG và "ván bài" Bách Hóa Xanh

    06:20, 04/03/2018

  • MWG: Cổ phiếu của tương lai

    MWG: Cổ phiếu của tương lai

    06:30, 01/01/2018

  • MWG “gánh lỗ” TAG

    MWG “gánh lỗ” TAG

    06:10, 24/11/2017

  • Đâu là động lực phát triển của MWG?

    Đâu là động lực phát triển của MWG?

    14:20, 17/11/2017

  • MWG kinh doanh thuận lợi nhưng cổ phiếu vẫn giảm

    MWG kinh doanh thuận lợi nhưng cổ phiếu vẫn giảm

    06:15, 05/11/2017

  • Vì đâu giá cổ phiếu MWG bất ngờ giảm mạnh phiên cuối tuần?

    Vì đâu giá cổ phiếu MWG bất ngờ giảm mạnh phiên cuối tuần?

    05:20, 22/10/2017

Dưới góc độ kinh doanh, sự thay đổi của MWG được cho là cần thiết, khi cũng bắt đầu ở 2015, ngành bán lẻ điện thoại thông minh toàn cầu cũng như Việt Nam, được các tổ chức nghiên cứu thị trường đánh giá đã bắt đầu bão hòa. Ngay cả với Điện Máy Xanh, mặc dù chỉ trong một thời gian ngắn đã soán ngôi anh cả ngành Nguyễn Kim để vươn lên chiếm 30% thị phần, MWG vẫn chưa thể “rung chân” giữ nguyên đà tăng trưởng 2 con số bởi đây là một cuộc đua khốc liệt giành thị phần đòi hỏi không chỉ trường vốn mà còn phải liên tục gồng mình cạnh tranh. Bơiởi vậy, việc làm mới lại mình để không ngừng tăng trưởng bền vững là bài toán đặt ra cho MWG. Theo đó, hướng chọn Bách Hóa Xanh trở thành mũi chiến lược mới của MWG trở nên dễ hiểu, tuy rằng có mạo hiểm và đầy thách thức.

Bách Hóa Xanh đã đủ “Xanh”?

Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc MWG từng cho biết có thể “xuất khẩu” mô hình bán lẻ điện máy, điện thoại này sang Campuchia và Lào từ 2017.

58.700 tỷ đồng là tổng doanh thu hợp nhất của MWG trong 8 tháng đầu năm 2018, đạt 68% kế hoạch doanh thu cả năm 2018.

Tuy vậy, năm 2017, sau khi đạt gần 400 cửa hàng Bách Hóa Xanh và đặt mục tiêu nâng lên thành 1.000 điểm, MWG đã phải có sự chấn chỉnh lại. Theo đó, mục tiêu trong 4 tháng cuối năm, Bách Hóa Xanh sẽ đẩy mạnh mở mới hướng đến mục tiêu 500 cửa hàng. Chiến lược của MWG cũng thay đổi, thay vì mở rộng nhanh để có lợi thế quy mô, hưởng chiết khấu cao từ nhà cung cấp sang tính hiệu quả của từng cửa hàng, đi chậm hơn nhưng chắc hơn, MWG có lẽ đã tìm được tín hiệu thực sự “xanh” hơn cho Bách Hóa Xanh sau 2 năm thí điểm. Tín hiệu này cũng cho thấy sự khác biệt của Bách Hóa Xanh so với các ông lớn bán lẻ Vinmart và Vinmart+, CoopMart kèm Coop Food, Satra Mart kèm Satra Food, BigC, Fivi Mart,…

Trụ cột mới “hé lộ”

Trong 8 tháng đầu năm 2018, doanh thu thuần hợp nhất của MWG là 58,7 nghìn tỷ đồng, đạt 68% kế hoạch năm 2018, trong đó Điện Máy Xanh chiếm tỷ trọng đóng góp lớn nhất với 32.425 tỷ đồng; chuỗi Thegioididong đứng thứ 2 với 23.828 và Bách Hóa Xánh chỉ đóng góp 2.372 tỷ đồng. Tuy nhiên, xét tốc độ tăng trưởng doanh thu theo ngành hàng so với cùng kỳ 2017, Bách Hóa Xanh đang đạt tăng trưởng tới 281%, Điện Máy Xanh 83% và Thegioididong chỉ 19%. Nếu tính tăng trưởng doanh thu theo chuỗi cửa hàng, Thegioididong tuy thoát tăng trưởng âm nhưng chỉ đạt 2%, Điện Máy Xanh và Bách Hóa Xanh lần lượt có tăng trưởng theo chuỗi so với cùng kỳ 78% và 251%. Điều đó cho thấy, chiến lược mở rộng tiêu dùng ngành thực phẩm với tái định vị thay cho hàng tiện lợi là thực phẩm tươi sống của Bách Hóa Xanh xem ra đã có xu hướng chiếm lĩnh đúng thị trường khi đánh trúng nhu cầu của các bà nội trợ.

Tuy vậy, Bách Hóa Xanh có thể là trụ cột thay thế cho “chân kiềng cũ” Thegioididong ở 1 giai đoạn mới và tiếp tục giúp MWG tăng trưởng ngoạn mục nhiều con số hay không, vẫn phải chờ lộ trình kế tiếp của chuỗi này với điểm hòa vốn và có lời được phổ đều cho mọi điểm.

Cuộc chiến hàng tiện lợi và đồ tươi sống

Chiến lược đổi từ hàng thực phẩm phục vụ bữa ăn gia đình tiện lợi sang tươi sống của Bách Hóa Xanh theo đánh giá của giới chuyên môn, sẽ làm tăng chi phí đầu tư logistics của MWG. Đồng thời, chi phí các điểm mặt bằng cũng sẽ phải nhân lên khi nới rộng mô hình và nhằm đạt tới hơn 100 cửa hàng nữa để thực sự có 500 cửa hàng vào cuối năm nay. Điều đó, đồng nghĩa với MWG sẽ tái định vị mình trong cuộc đối đầu trực diện hơn với VinMart, Co-op Mart và Satra Mart , Big C- các thương hiệu có hệ thống chuỗi và kinh doanh “thịt tươi cá lội” ngay từ ban đầu, gắn bó với nhóm khách hàng nữ nội trợ có thói quen mua sắm mỗi ngày.

Trong khi đó, theo một thống kê độc lập, nhóm phụ nữ nội trợ nói trên (khoảng từ 40 tuổi), sẽ có thể bị tác động và thay đổi thói quen từ nhóm gia đình hạt nhân (25-40 tuổi) do ảnh hưởng vai trò làm chủ kinh tế. Do đó, nhóm doanh nghiệp bán lẻ cung cấp “thịt tươi cá lội” như MWG, Co-opmart hiển nhiên có thể mất đi những khách hàng trung thành trong dài hạn. Chi phí để giữ chân nhóm này theo đó, có thể sẽ phải tăng thêm bởi các chương trình khuyến mãi vì đây cũng là nhóm có thói quen so sánh giá.

Nhưng các nhà kinh doanh này liệu có bỏ lỡ nhóm khách hàng “hạt nhân” trong các gia đình hay không? Câu trả lời vẫn là ẩn số khi các nhà cung cấp bán lẻ vẫn đang phải dẫm chân nhau cạnh tranh để tạo dựng sự tin cậy, gắn bó với thương hiệu không chỉ ở sản phẩm, giá, mà còn là sự tiện lợi và an toàn cho sức khỏe gia đình. Ở phân khúc nhóm khách hàng hạt nhân với độ tuổi còn lao động đòi hỏi sự tiện lợi và năng động, những nhà kinh doanh đan xen giữa thực phẩm- tươi sống với tiện lợi như VinMart, hay đơn giản là các chuỗi mini VinMart+, Family Mart…sẽ có cơ hội thắng thế cao hơn. “Người thắng” trong cuộc đua bán lẻ của các ông lớn trên thực tế, sẽ là người tiêu dùng với chất lượng hàng hóa ngày càng được chú trọng hơn”, một chuyên gia trong nhóm thống kê đánh giá.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bước chuyển mới của MWG
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO