“Bước đệm” để dự án cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn sớm triển khai

Diendandoanhnghiep.vn Cao tốc Vinh – Thanh Thuỷ tổng chiều dài khoảng 61km là hợp phần quan trọng trong dự án cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn với quy mô từ 4-6 làn xe sẽ được đầu tư bằng ngân sách và các nguồn huy động khác.

Hướng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn đã được Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào thống nhất phương án đi qua cửa khẩu Thanh Thủy tại Thỏa thuận về đầu tư xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn giữa Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam và Bộ Công chính và Vận tải Lào ký ngày 24/11/2016 tại Lào

Hướng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn đã được Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào thống nhất phương án đi qua cửa khẩu Thanh Thủy tại Thỏa thuận về đầu tư xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn giữa Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam và Bộ Công chính và Vận tải Lào ký ngày 24/11/2016 tại Lào

Đây là một trong những nội dung quan trọng được Phó Thủ tướng Lê Minh Khai chỉ đạo, nêu rõ tại Nghị quyết số 162/NQ-CP ngày 04/10/2023 ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Mở rộng hành lang kinh tế Đông – Tây

Ngày 14/9/2015 tại thủ đô Viêng Chăn, dự án tuyến đường cao tốc kết nối Thủ đô Hà Nội - Thủ đô Viêng Chăn chính thức được đánh dấu tại Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào về Chiến lược hợp tác giao thông vận tải giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn 2030.

Đây được xem là động thái tích cực trong hành trình kiến thiết hệ thống hạ tầng đường bộ, kết nối giao thương giữa 2 quốc gia Lào và Việt Nam, mở ra hướng phát triển mới cho quan hệ 2 nước với nhau. Bằng bản ghi nhớ nói trên, không chỉ nhà đầu tư, người dân 02 quốc gia cũng kỳ vọng khi dự án đường cao tốc được triển khai sẽ góp phần tạo lập con đường thương mại hoá với nhau thêm gần hơn, chất lượng hơn.

>>Triển vọng kinh tế mới từ cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn

Đặc biệt, sau khi hình hài dự án, hướng tuyến của con đường được phổ biến rộng rãi, người dân 2 nước cũng thấy được nỗ lực của Chính phủ 2 quốc gia trong việc tạo dựng một hành lang kinh tế Đông – Tây thuận tiện hơn nhiều nếu cứ phải chấp nhận cung đường biển truyền thống để kết nối được với nhau.

Dự án cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn sẽ được triển khai hợp phần dự án cao tốc Vinh - Thanh Thuỷ và đấu nối với cao tốc Bắc - Nam phía Đông hiện đang hình thành

Dự án cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn quy mô từ 4-6 làn xe sẽ được triển khai hợp phần dự án cao tốc Vinh - Thanh Thuỷ và đấu nối với cao tốc Bắc - Nam phía Đông hiện đang hình thành

Cụ thể, khi dự án cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn chính thức đi vào hoạt động sẽ trở thành tuyến đường sẽ kết hợp với các tuyến đường bộ cao tốc khác của Thái Lan và Myanmar tạo thành một hành lang kinh tế mới theo hướng Đông - Tây kết nối từ Thái Bình Dương (các cảng biển nước sâu của Việt Nam) sang Ấn Độ Dương (cảng Dawei của Myanmar) với khoảng cách khoảng 1.500km. Trong khi đó, nếu đi theo đường biển hiện tại lâu nay các quốc gia trong khu vực đang khai thác có chiều dài khoảng 5.500km.

Trước đó, vào ngày 13/10/2022, lãnh đạo 2 tỉnh Nghệ An và Bô ly khăm xay thảo luận về các hướng tuyến dự án đường cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn qua cửa khẩu Thanh Thủy – Nậm On. Tại buổi làm việc, các đại biểu đã thảo luận vị trí dự kiến điểm giao nối đường cao tốc trên biên giới hai nước ở khu vực cửa khẩu Nặm On (tỉnh Bô ly khăm xay) - Thanh Thủy (tỉnh Nghệ An).

Phương án hướng tuyến Viêng Chăn - Pặc Xan - Viêng Thông - Nậm On - Thanh Thủy - Hà Nội được Tư vấn TEDI nghiên cứu, đề xuất đã được Chính phủ Việt Nam chấp thuận tại Văn bản số 976/VPCP-QHQT ngày 06/02/2016 và Chính phủ Lào chấp thuận tại Văn bản số 1592/HSNNH.KSS ngày 19/10/2016.

Giảm chi phí vận tải, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu qua lại giữa 2 quốc gia và các nước trong khu vực, khơi dậy những vùng miền kinh tế dọc tuyến cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn như như Pặc Xăn - Viêng Thông - Nậm On (Lào) và Nghệ An (Việt Nam) là mục tiêu then chốt để con đường lịch sử này khi hoàn thành và đưa vào sử dụng. Và, khi đó, một vành đai xuyên Á sẽ trở thành huyết mạch kinh tế không chỉ Lào, Việt Nam mà còn rất quan trọng đối với các nước trong khu vực như Thái Lan, Myanmar…

>>“Nút thắt” thương mại vùng biên Nghệ An

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, dự án có tổng chiều dài 688km, riêng phần xây dựng mới khoảng 406 km, bao gồm 345 km trên địa phận Lào và 61 km trên địa phận Việt Nam từ Cửa khẩu Thanh Thủy đến TP Vinh (Nghệ An) và nhập vào cao tốc Bắc Nam phía Đông mà Việt Nam đang triển khai xây dựng.

Kỳ vọng dự án lớn ở “siêu dự án”

Từ năm 2011, Thủ tướng Chỉnh phủ đã đồng ý nâng cấp cửa khẩu Thanh Thuỷ, Nghệ An thành cửa khẩu Quốc gia với quy hoạch biến nơi đây thành nơi sầm uất về mọi mặt. Kể từ đó, nhiều nhà đầu tư cũng kỳ vọng khu vực này sẽ sớm thông thương bằng hàng loạt các hạ tầng được kiến thiết, đổi thay mạnh mẽ. Hàng loạt các dự án thương mại, dịch vụ…cũng đã được quy hoạch để “lót ổ” cho các nhà đầu tư tại khu vực Thanh Thuỷ, huyện Thanh Chương, Nghệ An.

Kỳ vọng hơn nữa, vào năm 2023, Bộ Chính trị cũng đã ban hành Nghị quyết số 26 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An đến năm 2020 thì Thanh Thuỷ được đề cập là phải phấn đấu xây dựng trở thành cửa khẩu Quốc tế. Vùng thiết lập Khu kinh tế Cửa khẩu Thanh Thuỷ có diện tích trên 21.382 ha, nằm ở 4 xã Thanh Thủy, Thanh An, Thanh Hà, Võ Liệt cũng đã được quy hoạch chờ sẵn.

>>Lối đi nào cho chợ đầu mối khu vực biên giới Nghệ An? (Kỳ II): Chủ đầu tư rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”

Mới đây, vào ngày 04/10/2023, để hiện thực hoá Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký ban hành Nghị quyết số 162/NQ-CP về chương trình hành động của Chính phủ về các vấn đề liên quan.

Khu vực cửa khẩu Thanh Thuỷ (Nghệ An) hàng chục năm nay vẫn nằm ở trạng thái đìu hiu do hạ tầng giao thông phía Lào vẫn chưa được triển khai xây dựng

Khu vực cửa khẩu Thanh Thuỷ (Nghệ An) hàng chục năm nay vẫn nằm ở trạng thái đìu hiu do hạ tầng giao thông phía Lào vẫn chưa được triển khai xây dựng

Theo đó, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chỉ đạo giao cho Bộ GTVT phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An chủ trì thực hiện triển khai xây dựng cao tốc Vinh – Thanh Thuỷ nằm trong hợp phần dự án cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn phải triển khai trong giai đoạn 2026-2030.

Trước đó, vào ngày 24/11/2016, Bộ GTVT Việt Nam và Bộ Công chính và Vận tải Lào cũng đã thống nhất, ký với nhau biên bản thoả thuận đầu tư xây dựng cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn. Tại Việt Nam, vào ngày 06/7/2018, Bộ GTVT đã có buổi làm việc với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) để thống nhất nhiều nội dung quan trọng liên quan đến thu hút đầu tư nguồn vốn để triển khai xây dựng “siêu dự án” nói trên.

Cũng trong một diễn biến liên quan, vào chiều ngày 04/10/2023, Thủ tướng Chỉnh phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì, tiếp Đô trưởng Atsaphangthong Siphandone và các đại biểu Đoàn thủ đô Vientiane (Lào) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Tại buổi tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai Thủ đô Viêng Chăn (Lào) và Thủ đô Hà Nội (Việt Nam) cùng các cơ quan, địa phương liên quan tập trung, quyết tâm thúc đẩy việc kết nối giữa Thủ đô với nhau qua hệ thống đường cao tốc ngắn nhất có thể, cũng như kết nối hai nền kinh tế, kết nối giữa Viêng Chăn và các địa phương của Lào với các địa phương của Việt Nam qua hệ thống đường sắt, cảng biển… 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Bước đệm” để dự án cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn sớm triển khai tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714485571 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714485571 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10