Bước đi mới của Bộ tứ kim cương

Diendandoanhnghiep.vn Trong những ngày Tổng thống Mỹ nhiễm COVID-19, Ngoại trưởng 4 cường quốc Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Australia đã bất ngờ nhóm họp tại Nhật Bản.

 Ngoại trưởng của Bộ tứ kim cương (Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Australia) vừa nhóm họp tại Nhật Bản. Ảnh: WSJ

Ngoại trưởng của Bộ tứ kim cương (Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Australia) vừa nhóm họp tại Nhật Bản. Ảnh: WSJ

Sự kiện này đánh dấu thời kỳ hoạt động mới của liên minh không chính thức khi Trung Quốc tham vọng mở rộng ảnh hưởng ở Biển Đông; đồng thời tái khẳng định cam kết của các nước này đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Đối trọng với Trung Quốc

Mặc dù người phát ngôn Chính phủ Nhật Katsunobu Kato khẳng định cuộc họp này không được tổ chức để thảo luận về các giải pháp đối phó với bất kỳ quốc gia nào, nhưng đã bàn về COVID-19, các thách thức trước quyền lực Trung Quốc đang lan nhanh tại Châu Á-Thái Bình Dương.

Đại dịch COVID-19 tuy là vấn đề toàn cầu, nhưng thoạt đầu xuất hiện tại Vũ Hán. Về vấn đề này, Mỹ, Châu Âu và các đồng minh tại Châu Á đã đồng loạt lên tiếng cáo buộc Trung Quốc và WHO “thiếu trách nhiệm”.

Cũng vì COVID-19 nên mọi vấn đề xung quanh nó đã được “kinh tế hóa” và “chính trị hóa” cao độ. Làm sao để giảm thiểu thiệt hại? Chỉ còn cách tái cấu trúc chuỗi cung ứng mới, rút khỏi Trung Quốc - điều này hoàn toàn đi ngược lại với ích lợi sát sườn của Bắc Kinh.

Ngoài an ninh hàng hải, chủ quyền các quốc gia, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, thì COVID-19 là lý do “phi truyền thống” nổi lên thành đề tài nóng hổi buộc Mỹ và đồng minh phải thắt chặt liên kết.

Có dễ cho các nước nhỏ?

Đây là câu hỏi không dễ trả lời. Tuy Bộ tứ kim cương hứa hẹn mang lại hàng trăm tỷ USD đầu tư cho hạ tầng; đảm bảo an ninh hàng hải; tăng cường hiệu quả quản trị tầm vĩ mô, nhưng các quốc gia nhỏ trong khu vực buộc phải đánh đổi để hưởng lợi.

Các nước nhỏ không thể “đi hai chân trên hai dây”, nếu Mỹ và đồng minh thực sự hiện diện và xác lập quyền lực tại Châu Á-Thái Bình Dương. Hay nói cách khác, rất khó tồn tại hiện tượng vừa trung hòa lợi ích hai bên mà vẫn giữ được chủ quyền.

Tức là, sự xuất hiện của Bộ tứ kim cương đặt các nước nhỏ vào tình thế phải chọn lựa rõ ràng. Đây là bài toán khó, bởi tại khu vực, vốn Trung Quốc được rót rất mạnh, cộng thêm mối quan hệ truyền thống chặt chẽ, lợi ích đan xen lâu đời nên rất khó “đường ai nấy đi” trong một sớm một chiều.

Sở dĩ Mỹ và các đồng minh tuyên bố “ưu tiên Đông Nam Á” cũng vì lý do khu vực này là địa bàn trọng yếu của Trung Quốc. Bản chất của Bộ tứ kim cương là liên minh chống Trung Quốc, nhưng các cam kết về vốn, công nghệ, bảo đảm an ninh là “củ cà rốt” không dễ thưởng thức.

Thậm chí, bộ tứ này được các chuyên gia dự báo sẽ thành một “NATO Châu Á”- viễn cảnh này không phù hợp với phương châm đối ngoại quốc tế của nhiều quốc gia trong khu vực.

Đương nhiên, đây là hệ quả tất yếu của thời kỳ thay đổi cấu trúc quyền lực quốc tế. Việc có một quốc gia nào đó từ bỏ hoặc thay đổi quan điểm ngoại giao để củng cố lợi ích dân tộc là điều bình thường. Bởi vì tất cả sự vận động, chuyển dịch đều xoay quanh trục lợi ích.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bước đi mới của Bộ tứ kim cương tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714022679 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714022679 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10