Tối 8/7, một lần nữa Hồ Tây ghi nhận tình trạng cá chết hàng loạt.
Sáng nay (9/7), khu vực ven hồ Tây tuyến đường Trích Sài (Tây Hồ, Hà Nội) lại xuất hiện rất nhiều cá chết dạt vào bờ. Số cá chết chủ yếu là cá dầu đang bắt đầu trong quá trình phân huỷ, gây ô nhiễm không khí quanh khu vực này.
Hơn 100 người gồm công nhân môi trường cùng sinh viên tình nguyện quận Tây Hồ có mặt để vớt cá từ tối mùng 8/7 nhưng cá chết dạt vào bờ dày đặc nên vớt không xuể. Trước đó,hiện tượng cá chết đã rải rác dọc theo tuyến đường Vệ Hồ, vườn hoa Lạc Long Quân.
Nguyên nhân ban đầu được các cơ quan chức năng xác định là do thời tiết thay đổi bất thường. Sau đợt nắng nóng gay gắt kéo dài, chiều 7/7, trời bắt đầu có mưa dông khiến cá trong hồ có thể ngạt khí.
Có thể bạn quan tâm
09:38, 13/12/2016
14:23, 28/10/2016
07:20, 28/10/2016
15:10, 18/10/2016
19:33, 13/10/2016
11:21, 13/10/2016
07:46, 05/10/2016
Tại hội nghị giao ban trực tuyến Thành phố 6 tháng đầu năm 2018 sáng 9/7, Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục cho biết, qua kiểm tra, nước thải vào hồ rất ít, mương Thụy Khuê cơ bản đã hoàn thành nên dẫn dòng tốt, nguyên nhân cá chết có thể do biến đổi khí hậu, thời tiết nắng nóng. Hiện khối lượng cá chết là 25 tấn, bằng 1/10 của năm 2016.
Theo đo lường, tỷ lệ oxi gần bờ của Hồ Tây hiện đang xuống rất thấp khoảng 0.9 mg, ở giữa hồ tỷ lệ oxi vẫn đảm bảo. Các hàm lượng khác đến 11h trưa nay sẽ có kết quả. Từ đó sẽ có đánh giá chính xác về nguyên nhân cá chết. Ngoài ra, việc nước thải vào hồ cơ bản đã được giảm xuống nhiều. Từ 21 giờ đến 3 giờ sáng trong các ngày 8 – 9/7, 500 công nhân công ty đã ứng trực với 12 đội và thuyền tổ chức vớt trên 20 tấn cá chết về khu xử lý rác Nam Sơn.
Mặc dù môi trường là một trong những ưu tiên trọng tâm của Hà Nội, trong đó nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết cải thiện môi trường nước tại các sông, hồ và hệ thống cấp nước nông thôn. Tuy nhiên, hệ thống lọc nước tại các cơ sở trên địa bàn đang dần xuống cấp, kỹ thuật cũng không được cải tiến, nên gặp khó khăn trong vấn đề loại bỏ các tạp chất trong nguồn nước ngầm như sắt, mangan, amoniac...
Theo các chuyên gia môi trường, các hồ đã qua xử lý ít nhiều cũng chỉ có thể bảo đảm chất lượng nước tức thời. Sau giai đoạn xử lý, các thông số ô nhiễm có thể tăng trở lại nếu không được bảo vệ nếu không có các hệ thống kỹ thuật tiên tiến; đặc biệt là các hệ thống xử lý nước thải từ các khu dân cư cạnh sông, hồ.
Chính vì vậy, vừa qua, hàng loạt các dự án liên quan đến việc cải thiện môi trường nước được Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung kí kết với các nhà đầu tư nước ngoài để thực hiện mục tiêu cung cấp nước sạch toàn địa bàn và đảm bảo môi trường các hồ trong nội thành.
Cũng tại kỳ họp lần thứ 6 HĐND thành phố vừa qua, Chủ tịch UBND thành phố khẳng định, "6 tháng cuối năm 2018, thành phố sẽ tập trung ưu tiên giải quyết những vấn đề "nóng", cấp thiết trên cơ sở nghiên cứu kỹ, giám sát thực tế. Trong đó có việc xử lý ô nhiễm trên các ao hồ", đã cho thấy quyết tâm của chính quyền thành phố trong việc cải thiện môi trường nước của Thủ đô.
Những năm gần đây, với tốc độ hiện đại hóa nhanh, Hà Nội đã chứng kiến nhiều đổi thay đem lại những dấu hiệu tiêu cực cho môi trường trong nội đô nói riêng và toàn thành nói chung. Từ đây, câu chuyện phát triển bền vững lại một lần nữa gióng lên hồi chuông cho Hà Nội khi hiện tượng các "lá phổi xanh" đang thu hẹp và "hóa đen", đe dọa nghiêm trọng đến chất lượng sống của người dân.
Trước đó, hồi tháng 10/2016 cũng xảy ra hiện tượng cá chết với khối lượng lớn chưa từng xảy ra tại hồ Tây. Vào thời điểm đó, cơ quan chức năng xác định chỉ số oxy đo được tại tầng nước mặt bằng 0, lượng amoni tăng gấp 24 lần so với quy định. Vào thời điểm đó, Hà Nội đã áp dụng biện pháp tăng oxy cho hồ này bằng hàng chục máy bơm sục khí, tạo ô xy và các chế phẩm cải tạo môi trường nước. Từ đó đến nay, Hồ Tây đã không ghi nhận trường hợp cá chết nào cho đến thời điểm này. |