“Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19 vẫn chưa nhất quán”

Diendandoanhnghiep.vn Đây là một trong những nội dung nổi bật của Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2020.

Trình bày báo cáo Dòng chảy Báo cáo Dòng chảy Pháp luật kinh doanh do VCCI công bố mới đây, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận định, năm 2020 kinh tế Việt Nam và thế giới bị “phủ bóng” bởi dịch bệnh COVID-19. Nhiều điều tra, khảo sát do cơ quan nhà nước, tổ chức tư nhân thực hiện cho thấy mức độ ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh này lên hầu hết các ngành, nghề trong nền kinh tế.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện các cải cách về thể chế từ năm trước, trong năm nay, một trong các chính sách nổi bật của Nhà nước là các quy định hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khủng hoảng do COVID-19 gây ra.

“Ngay từ những tháng đầu năm, Chính phủ đã soạn thảo và ban hành nhiều văn bản pháp luật có tính chất hỗ trợ cho doanh nghiệp như: Nghị định 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất trong đó xác định các đối tượng là các doanh nghiệp bị thiệt hại bởi dịch bệnh trong một số ngành, lĩnh vực nhất định; các loại thuế được gia hạn trong đó quy định khá rõ ràng về thời hạn được gia hạn; hàng loạt thông tư về giảm phí, lệ phí liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực”, ông Tuấn nói.

Đại diện VCCI nhấn mạnh, việc Chính phủ và các bộ, ngành nhanh chóng ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cho thấy phản ứng nhanh nhạy của Nhà nước khi nhận định được mức độ tác động của dịch bệnh COVID–19 và đưa ra các giải pháp thực chất, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Các chính sách này đã góp phần tháo gỡ khó khăn đáng kể cho doanh nghiệp trong những ngành, nghề dễ bị tổn thương bởi dịch bệnh COVID–19 và cũng thể hiện được vai trò của Nhà nước đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng.

Tuy nhiên, các chính sách trên còn đưa đến một số điểm còn băn khoăn”, ông Tuấn khẳng định.

Ví dụ cụ thể, ông Tuấn dẫn chứng, đối với quy định về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất: Việc xác định chính xác đối tượng được gia hạn là vô cùng quan trọng, bởi vừa tránh được tình trạng chính sách hỗ trợ dàn trải vừa đảm bảo hiệu quả của quy định. Nghị định 41/2020/NĐ-CP đã xác định được những đối tượng được hưởng chính sách này dựa trên các ngành – dự đoán là bị thiệt hại bởi dịch bệnh.

“Thiết kế quy định trên là hợp lý, tuy nhiên chỉ xác định đối tượng được gia hạn dựa trên tiêu chí này sẽ bỏ sót những đối tượng chịu thiệt hại trực tiếp như các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi các quyết định cách ly, phong tỏa, buộc dừng hoạt động của các cơ quan”, đại diện VCCI nhấn mạnh.

Nhiều điều tra, khảo sát do cơ quan nhà nước, tổ chức tư nhân thực hiện cho thấy mức độ ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh này lên hầu hết các ngành, nghề trong nền kinh tế.

Nhiều điều tra, khảo sát do cơ quan nhà nước, tổ chức tư nhân thực hiện cho thấy mức độ ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh này lên hầu hết các ngành, nghề trong nền kinh tế.

Đối với các thông tư về phí lệ phí, ông Tuấn cho biết từ đầu năm đến nay, một số thông tư về phí, lệ phí đã được ban hành, trong đó giảm mức phí, lệ phí của các dịch vụ công do nhà nước cung cấp, áp dụng trong khoảng thời gian từ 05/5/2020 đến 31/12/2020. Động thái này sẽ góp phần giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp và có tác dụng thúc đẩy việc gia nhập thị trường của các chủ thể kinh doanh.

“Tuy nhiên, nếu nhìn vào mức phí và loại phí được giảm có thể thấy dường như chính sách giảm phí có nhiều điểm thiếu nhất quán”, ông Tuấn nói.

Ngoài ra, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho biết, cùng là hoạt động cấp giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực tín dụng, nhưng lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng thì được giảm 50% so với mức phí hiện hành, còn lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân lại không được giảm. Lệ phí cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng không được giảm.

“Không rõ tại sao lệ phí cấp giấy phép hoạt động của các đối tượng này lại không được giảm”, ông Tuấn nói và đưa ra nhận định, có thể thấy Nhà nước đã rất nỗ lực đưa đến các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch bệnh COVID–19.

"Tuy nhiên, việc giảm phí, lệ phí chưa đồng bộ trên đưa đến nhiều băn khoăn về tính thực chất và nhất quán trong các chính sách”, ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19 vẫn chưa nhất quán” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711689885 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711689885 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10