Các đại biểu Quốc hội "hiến kế" chống lãng phí

Diendandoanhnghiep.vn Chúng ta chống lãng phí không phải là đợi để bắt xét xử, bởi rất khó định tội vì khi xảy ra rồi sẽ không còn nhiều hiệu quả.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) phát biểu tại phiên thảo luận ở hội trường về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020, ngày 26/7.

Quốc hội thảo luận ở hội trường về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020.

Quốc hội thảo luận ở hội trường về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020.

Theo đại biểu  Nguyễn Anh Trí, lãng phí diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp và nhiều nơi. Đặc biệt, chủ trương, chính sách sai gây lãng phí rất lớn. Bên cạnh đó, lãng phí còn đáng lên án, phê phán và cần nghiêm trị hơn cả tham nhũng.

Do đó, đại biểu Nguyễn Anh Trí mong Đảng, Nhà nước cần quan tâm hơn đến vấn đề này để công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đáp ứng được yêu cầu của cử tri.

“Nhân dân xót xa khi thấy dự án, mảnh đất rất rộng bỏ hoang hoá 10 năm. Chúng ta chống lãng phí không phải là đợi để bắt xét xử rồi cho vào tù, bởi rất khó định tội vì khi xảy ra rồi thì sẽ không còn nhiều hiệu quả. Chống là để chủ động không cho gây lãng phí, muốn vậy phải đẩy mạnh giáo dục, truyền thông. Phải coi tiết kiệm là lẽ sống, là đạo đức để mà sống, thực hành và quản lý xã hội”, đại biểu Nguyễn Anh Trí nói.

Vẫn theo đại biểu Nguyễn Anh Trí, tiết kiệm, chống lãng phí, là phạm trù rất rộng. Đó là tiền bạc, kinh phí, đất đai nhưng có những cái lãng phí không thể đong đếm như thời gian, cơ hội, đặc biệt là sức lực, trí tuệ, hay cách thức tổ chức làm việc rồi chủ trương, chính sách.

“Văn bằng, chứng chỉ không hợp lý, gây ra tình trạng “đua” nhau đi học. Nhiều khi không biết học để làm gì cũng cứ học, vì thấy người bên cạnh học, người trong cơ quan học. Những ngoại ngữ không cần thiết cũng đi học. Tôi là cán bộ khoa học. Học ngoại ngữ là phục vụ công việc thì hết sức cần thiết chứ không phải có ngoại ngữ để làm cho bằng cấp đẹp”, đại biểu Nguyễn Anh Trí nêu ví dụ.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí

Đại biểu Nguyễn Anh Trí

Hay như việc tổ chức làm đường, nhất là làm đường ở các thành phố lớn nằm trong nội đô. Đơn vị thực hiện có thể đo đếm được sắt thép, kinh phí đầu tư là bao nhiêu nhưng không đo đếm được, làm chậm trễ vài ngày, vài tuần, vài tháng thì có thể làm hàng vạn người chậm trễ đi 5 - 10 phút buổi sáng giờ làm việc.

“Như vậy đã vô cùng lãng phí. Điều này là không thể đo đếm được và điều này lại là thực tế rất phổ biến ở Việt Nam. Tham nhũng đáng lên án, phê phán, nghiêm trị. Lãng phí còn hơn thế nữa bởi lãng phí là mất”, đại biểu Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên) đề nghị cần tiếp cận thực hành tiết kiệm, chống lãng phí một cách rộng hơn, chứ không chỉ đơn thuần là vấn đề sử dụng ngân sách, quản lý tài sản công mà nhìn rộng ra những vấn đề nguồn lực xã hội và các quan hệ xã hội.

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành

“Chúng ta cần phải cân nhắc có cần thiết phải có nhiều bằng cấp như vậy không? Đơn cử như việc chuẩn hóa giáo viên mầm non, có nhất thiết phải tất cả đều phải chuẩn hóa đại học không, trong khi đó ở nhiều vùng sâu, vùng xa, điều kiện giáo viên rất khó khăn, có những giáo viên cùng một lúc đứng lớp đến 3-4 nhóm tuổi, làm sao mà có thể đáp ứng điều đó?”, đại biểu Nguyễn Lâm Thành nêu ý kiến.

“Việc đào tạo để bồi dưỡng, nâng cao trình độ là cần thiết nhưng phải có quy định phù hợp với từng nhóm đối tượng và từng vùng miền trong lộ trình thực hiện phù hợp”, đại biểu Nguyễn Lâm Thành đề xuất.

Còn đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) nhìn nhận việc gây lãng phí thời gian qua mới chỉ kể tên, điểm danh nhưng chưa báo cáo, đánh giá toàn diện. Hiện nay, theo đại biểu, cử tri rất bức xúc với lãng phí trong đầu tư công, thực hiện dự án đầu tư.

Đại biểu Hoàng Văn Cường

Đại biểu Hoàng Văn Cường

“Chúng ta huy động tiền vốn để làm dự án thì phải trả lãi vay, nhưng vốn đó lại để trong ngân hàng, kho bạc. Công trình chậm tiến độ, vốn đưa vào không thành tài sản sử dụng, lãi thì vẫn phải trả gây lãng phí lớn cho xã hội”, đại biểu Hoàng Văn Cường bày tỏ.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) bình luận, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cần làm lâu dài, bền vững và làm ở mọi nơi, mọi lúc. Tiết kiệm, chống lãng phí cần phải trở thành thói quen, nếp sống của từng cá nhân trước khi là yêu cầu của một cán bộ, công chức, một cơ quan.

“Tiết kiệm, chống lãng phí phải trở thành quốc sách và để làm được thì phải bắt đầu từ giáo dục. Không phải ngẫu nhiên Bác Hồ thường dẫn chứng câu chân lý “vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Việc giáo dục thì phải thực hiện từ cấp mầm non”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói.

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Các đại biểu Quốc hội "hiến kế" chống lãng phí tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711724031 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711724031 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10