Các dự án đầu tư nước ngoài của PVN hiện ra sao?

Nguyễn Việt 15/03/2019 07:00

Dự án Junin 2 tại Venezuela (thuộc vành đai dầu Orinoco dầu khí), PVEP góp 40% vốn với Tổng công ty dầu khí Venezuela (PDVSA).

PVN lỗ hàng ngàn tỷ đồng đầu tư tại Venezuela.

PVN đã rót 532 triệu USD vào liên doanh dầu khí tại Venezuela nhưng từ năm 2012 tới nay không thu thập được số liệu tài chính của liên doanh này

Vốn được thu xếp cho giai đoạn đầu như sau: Liên doanh vay 60% tương ứng 5,8 tỷ USD; 40% còn lại do các bên đóng góp tương ứng 3,1 tỷ USD. Phần vốn mà Việt Nam phải đóng góp tương ứng với tỷ lệ tham gia 40% trong hợp đồng là 1,241 tỷ USD. Nếu tính cả “phí tham gia hợp đồng” (bonus) 584 triệu USD thì tổng nhu cầu vốn của phía Việt Nam là 1,825 tỷ USD.

Rót tỷ USD nhưng không thu thập được số liệu tài chính

Theo thống kê, PVN đã rót 532 triệu USD vào liên doanh dầu khí tại Venezuela nhưng từ năm 2012 tới nay không thu thập được số liệu tài chính của liên doanh này. Công ty kiểm toán không thể xác định được PVN có khả năng thu hồi số tiền đã đầu tư hay không. 

Có thể bạn quan tâm

  • PVN và lời cảnh báo khai thác dầu khí đang “ăn” vào tương lai

    PVN và lời cảnh báo khai thác dầu khí đang “ăn” vào tương lai

    06:00, 23/11/2018

  • PVN đề nghị để lại phần thặng dư từ cổ phần hóa, thoái vốn

    PVN đề nghị để lại phần thặng dư từ cổ phần hóa, thoái vốn

    06:00, 20/11/2018

Nhìn lại cách đây 8 năm, chính phủ Venezuela đã quyết định dành cho Việt Nam lô Junin 2. Tháng 6/2010, hai bên chính thức ký hợp đồng thành lập Công ty Liên doanh PetroMacareo mà phía Việt Nam, cụ thể là Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, góp vốn 40% để phát triển khai thác, nâng cấp dầu nặng tại lô Junin 2 thuộc vành đai dầu Orinoco, một trong những vùng trầm tích có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới. Dự án phát triển mỏ Junin 2 tại Venezuela là dự án phát triển khai thác dầu khí khổng lồ với trữ lượng được đánh giá khoảng 31 tỷ thùng dầu, khai thác trong vòng 25 năm và có thể được gia hạn thêm.

Dự án ở Venezuela lần đầu tiên xuất hiện trong báo cáo thường niên 2010 của PVN. "Về hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí ở nước ngoài: Triển khai nhiệm vụ trong Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày 9/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về định hướng và mục tiêu cơ bản của chiến lược đầu tư ra nước ngoài. Năm 2010 Petrovietnam đã ký được 02 hợp đồng dầu khí mới tại Uzbekistan (Lô Kossor), Venezuela (Lô Junin 2), nâng tổng sốcác dự án đã và đang triển khai thực hiện là 18 dự án thămdò khai thác tại 15 quốc gia và vùng lãnh thổ", báo cáo thường niên 2010 của PVN nêu rõ.

Báo cáo này cũng cho biết thêm: "Hoạt động khai thác và phát triển mỏ ở nước ngoài năm 2010 của Tập đoàn có những bước tiến vượt bậc. Tập đoàn ký được hợp đồng thành lập Công ty liên doanh khai thác và nâng cấp dầu nặng tại Venezuela (mỏ Junin-2) đưa tổng số các mỏ đang phát triển và khai thác ở nước ngoài của Tập đoàn lên 6 dự án. Dự án phát triển mỏ Junin -2 tại Venezuela là dự án phát triển khai thác dầu khí khổng lồ với trữ lượng dầu khí rất lớn, khai thác trong vòng 25 năm và có thể được gia hạn thêm".

Theo báo cáo thường niên 2011, “Công ty liên doanh Petromacareo Venezuela, tỷ lệ vốn góp của Việt Nam 40%, hoạt động chính khai thác dầu thô Công ty Liên doanh Petromacareo thành lập tại Venezuela giữa Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí và Công ty CorporaciónVenezolana del Petróleo S.A. (CVP) để khai thác và nâng cấp dầu lô Junin 2, vành đai dầu Orinoco, Cộng hòa Boliva Venezuela theo thỏa thuận ký ngày 1 tháng 7 năm 2010. Thời hạn hoạt động của công ty liên doanh là 25 năm và có thể gia hạn tối đa thêm 15 năm".

Thừa nhận “không có khả năng thu hồi”

Đến báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2012, con số đầu tư vào dự án này lần đầu được nêu ra. Cụ thể, báo cáo có nêu, Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí đã đầu tư 1.523,4 tỷ đồng vào liên doanh Petromacareo. Khoản đầu tư này được phản ánh trên báo cáo tài chính hợp nhất theo phương pháp giá gốc.

Về dự án này, báo cáo tài chính hợp nhất năm 2015 của PVN cho biết, trong năm 2014, PVEP đã có công văn gửi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc phân bổ chi phí các dự án dầu khí không hiệu quả năm 2014. Theo công văn này, PVEP đã thực hiện đánh giá hiệu quả của các dự án tại thời điểm bắt đầu dự án và đề xuất thực hiện phân bổ vào kết quả kinh doanh chi phí "có thể không thu hồi được" trong năm 2014 với số tiền 5.983,6 tỷ đồng (tương đương 298,32 USD theo tỷ giá bấy giờ) và đã trình Tập đoàn Dầu khí phê duyệt. Con số này bao gồm, chi phí trả trước dài hạn 792,67 tỷ đồng, chi phí tìm kiếm, thăm dò dầu khí 860,95 tỷ đồng và chi phí phát triển mỏ 4.332,69 tỷ đồng.

Ngày 8/1/2015 Tập đoàn đã có công văn gửi Bộ Công Thương để xin ý kiến chỉ đạo phê duyệt.Như vậy, đến năm 2015, số tiền mà PVN đã đầu tư và có thể không thu hồi được vào dự án khai thác dầu ở Venezuela lên tới gần 6.000 tỷ đồng, tương đương gần 300 triệu USD. Cũng theo báo cáo tài chính năm 2015 của PVN, chi phí phát triển mỏ tại ngày 31/12/2015 bao gồm khoản phí tham gia trả lần đầu và lần thứ hai với tổng số tiền là 442 triệu USD, PVEP đã chuyển cho nước Cộng hòa Bolivar Venezuela để được tham gia đầu tư khai thác lô Junin 2.

Trong báo cáo này, Công ty Kiểm toán Deloitte cho biết, PVN đang ghi nhận khoản đầu tư vào Công ty Liên doanh Petromacareo và khoản phí tham gia trả lần đầu và lần thứ hai để được tham gia đầu tư khai thác tại lô Junin 2 (Venezuela) theo giá gốc trên bảng cân đối kế toán hợp nhất ngày 31/12/2015. Năm 2016, báo cáo tài chính hợp nhất của PVN cho thấy, theo hợp đồng thành lập và quản lý Công ty Liên doanh Petromacareo S.A và thỏa thuận tham gia lần đầu ký ngày 29/6/2010, khoản phí tham gia phải trả Chính phủ Venezuela lần cuối cùng là 142 triệu USD.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Các dự án đầu tư nước ngoài của PVN hiện ra sao?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO