Các loại vắc xin COVID-19 mà Việt Nam đàm phán mua có hiệu quả ra sao?

Diendandoanhnghiep.vn Hơn 200.000 liều vắc COVID-19 của AstraZeneca dự kiến về Việt Nam vào ngày 28/2. Việt Nam tiếp tục đàm phán mua vắc xin của các đối tác khác như vaccine Pfizer-BioNTech và Sputnik V.

Tại thời điểm này, chất lượng, hiệu quả của các loại vắc xin COVID-19 mà Việt Nam đàm phán mua ra sao đang là vấn đề dư luận quan tâm.

Ngày 28/2 tới, dự kiến hơn 200.000 liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca dự kiến về Việt Nam. 

Vắc xin Covid-19 của AstraZeneca. (Ảnh: AFP )

Vắc xin COVID-19 của AstraZeneca. (Ảnh: AFP )

Vắc xin AstraZeneca đã được Bộ Y tế Việt Nam chính thức phê duyệt nhập khẩu có điều kiện vào Việt Nam cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Vắc xin AstraZeneca do Cty dược AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford (Anh) nghiên cứu, phát triển, hiện đã được cấp phép lưu hành 1 năm hoặc nhập khẩu có điều kiện tại Philippines, Thái Lan, Anh, Việt Nam và một số quốc gia khác.

Dự kiến ngày 28/2 tới, lô vắc xin đầu tiên gồm 204.000 liều sẽ về đến Việt Nam. Cùng đó khoảng 4,88 triệu liều vắc xin AstraZeneca của COVAX facility cũng dự kiến sẽ về đến Việt Nam.

Theo dữ liệu nghiên cứu, vắc xin của AstraZeneca-Oxford đạt hiệu quả 76% trong ngăn ngừa COVID-19 trong vòng từ 22 đến 90 ngày sau khi tiêm một liều duy nhất.

“Tính an toàn của vắc xin là yếu tố tối quan trọng, và chúng tôi rất vui mừng vì vắc xin của AstraZeneca đã đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của Bộ Y tế. AstraZeneca sẽ hợp tác cùng VNVC, với mạng lưới rộng khắp và năng lực vượt trội về tiêm chủng tại Việt Nam, để giúp hàng triệu người dân Việt Nam được tiếp cận vắc xin an toàn và nhanh chóng nhất có thể. Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp vắc-xin một cách rộng rãi và công bằng, để chúng ta có thể sớm đẩy lùi đại dịch và đẩy nhanh phục hồi kinh tế”. - Ông Nitin Kapoor - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam khẳng định.

Được biết, vắc AstraZeneca đã được phê duyệt sử dụng khẩn cấp ở nhiều quốc gia. Gần đây nhất, ngày 15/2, WHO cho biết đã đưa vắc xin AstraZeneca vào danh sách sử dụng khẩn cấp trên toàn cầu, trở thành vắc xin thứ 2 được phê duyệt sau Pfizer-BioNTech hồi tháng 12/2020. 

vắc xin Pfizer-BioNTech

Vắc xin Pfizer-BioNTech

Hiện tại, Việt Nam đang tiếp tục đàm phán mua vắc xin của các đối tác khác như vắc xin Pfizer-BioNTech và Sputnik V. Dự kiến tháng 3/2020 tới sẽ tiêm vắc xin ngừa COVID-19 rộng rãi lần đầu tiên.

Theo dữ liệu nghiên cứu, vắc xin hai liều của Pfizer-BioNTech có hiệu quả đạt tới 95%, sử dụng công nghệ mới mRNA để ngăn ngừa virus và phải bảo quản lạnh sâu ở nhiệt độ âm 70 độ C.

Bảo quản và vận chuyển vắc xin Pfizer-BioNTech là một thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia, kể cả những quốc gia phát triển. Tuy nhiên, vắc xin của Pfizer-BioNTech là một trong số những vắc xin hàng đầu được nhiều quốc gia phê duyệt sử dụng khẩn cấp và đặt mua hơn cả.

Các quốc gia đã có đơn đặt hàng trước với vaccine này bao gồm: Bahrain, Canada, Chile, Dubai, Ecuador, EU, Đức, Israel, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Hà Lan, Panama, Peru, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Anh, Mỹ...

Vắc xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech được sử dụng cho những người ở độ tuổi từ 16 trở lên, trong khi vaccine AstraZeneca có thể sử dụng với đối tượng trên 18 tuổi. 

Vắc xin Sputnik V

Vắc xin Sputnik V

Đối với vắc xin Sputnik V, hiện tại Nga đang đàm phán với khoảng 50 quốc gia về việc cung cấp vaccine COVID-19 Sputnik V - vắc xin COVID-19 đầu tiên được đăng ký trên thế giới.

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Alexander Pankin, vắc xin Sputnik V an toàn và hiệu quả cao đang được sử dụng ở Nga trên quy mô lớn và đã được cấp phép sử dụng ở 26 quốc gia.

Kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 được công bố trên tạp chí The Lancet cũng cho thấy, vắc xin Sputnik V của Nga có hiệu quả 91,6%, riêng đối với tình nguyện viên trên 60 tuổi, tỉ lệ này là 91,8%.

Trong khi đó, 98% tình nguyện viên xuất hiện kháng thể sau khi được chủng ngừa Sputnik V. Vaccine này của Nga nằm trong top 3 vắc xin được phê duyệt sử dụng nhiều nhất trên thế giới, sau Pfizer và AstraZeneca.

Để chuẩn bị cơ sở vật chất cho nhập khẩu vắc xin, lần đầu tiên Việt Nam đã đầu tư hệ thống kho lạnh âm sâu (-40 đến -86 độ C). Hiện đã có 3 kho lạnh như vậy của một hệ thống tiêm chủng  đầu tư tại TP.HCM, Đà Nẵng và Hà Nội và được Bộ Y tế cấp phép. Tại mỗi kho lạnh âm sâu sẽ có thêm 1 kho rã đông (nhiệt độ được kiểm soát luôn dưới 8 độ C) để đảm bảo vắc xin được rã đông an toàn trước khi đưa vào sử dụng. 

Dự kiến mũi vắc xin tiêm chủng rộng rãi (đầu tiên cho nhóm nguy cơ cao) sẽ thực hiện tại Việt Nam trong tháng 3 tới, sau khi vắc xin về đến Việt Nam vài ngày tới và được đánh giá chất lượng. 

Tính đến ngày 8/2, thế giới có 11 loại vắc xin ngừa COVID-19 đã được Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA), Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) phê chuẩn và nhiều quốc gia cho phép lưu hành/nhập khẩu khẩn cấp. Việt Nam cũng đã phê duyệt nhập khẩu khẩn cấp 1 vắc xin trong số này. 

Ngoài ra còn 237 vắc xin đang trong quá trình phát triển, trong đó Việt Nam có 3 sản phẩm, 2/3 đang ở giai đoạn thử nghiệm trên người, sản phẩm còn lại dự kiến thử nghiệm trên người từ tháng 3-2021.

Hầu hết vắc xin ngừa COVID-19 yêu cầu bảo quản ở 2-8 độ C, nhưng cũng có sản phẩm yêu cầu bảo quản, vận chuyển ở nhiệt độ âm sâu. Điều đó khiến cho kế hoạch mua vắc xin và vận chuyển, bảo quản vắc xin của nhiều nước gặp khó khăn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Các loại vắc xin COVID-19 mà Việt Nam đàm phán mua có hiệu quả ra sao? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714059270 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714059270 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10