Đó là, ngập úng, tắc đường tại các đô thị lớn trong lĩnh vực xây dựng, hay “mất” cán bộ do tham nhũng trong lĩnh vực thanh tra.
>>Cần tránh tình trạng “chen luận”
Chia sẻ với DĐDN bên hành lang Quốc hội về phiên chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội sẽ diễn ra vào chiều 3/11, đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm (Bắc Giang) cho biết, Bộ Xây dựng trong thời gian vừa qua, lĩnh vực quản lý nhà nước với vai trò của Bộ trưởng đã điều hành để thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực của mình tương đối “suôn sẻ”.
Bộ Xây dựng đã từng bước giải quyết một số vấn đề theo tình hình thực tiễn cũng như mong mỏi của cử tri. Tuy nhiên, thời gian qua cũng đã nổi lên rất nhiều các vấn đề “nóng”, thậm chí bức xúc mà yêu cầu hiện nay đang đặt ra cấp bách.
Do đó, đại biểu Trần Văn Lâm rất muốn bộ trưởng trả lời cụ thể để thông tin tới cử tri. Đơn cử, vấn đề quy hoạch, xây dựng phát triển đô thị với trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
Theo đại biểu Trần Văn Lâm, thực tế thời gian qua tình trạng ngập úng tại các khu đô thị ở tất cả các thành phố mỗi khi có mưa lớn. Từ vùng núi cao như Sa Pa, Đà Lạt cho đến những thành phố ven biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. HCM, Cần Thơ, Hà Nội… đi đến đâu cũng thấy ngập.
“Vấn đề này có phải do yếu tố quy hoạch hay quản lý xây dựng đô thị yếu kém không?”, đại biểu Trần Văn Lâm đặt câu hỏi.
Hoặc vấn nạn tắc nghẽn giao thông cũng diễn ra “triền miên” tại các thành phố lớn, như Hà Nội, Hải Phòng mà đến nay chưa tìm ra “lối ra”. Đây có phải do quy hoạch thiếu tính toán một cách hài hoà giữa việc xây dựng các khu dân cư, với việc phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông hay không?
Hay việc di dời các cơ sở nhà máy ra khỏi nội đô với mục tiêu giãn mật độ thì lại “chèn” vào đó là các khu chung cư cao tầng, như mật độ xây dựng quá cao tại đường Lê Văn Lương (Hà Nội) mà Bộ đã trực tiếp kiểm tra và có kết luận.
“Đây là những vấn đề cử tri đang rất mong mỏi có được câu trả lời, và muốn biết đường ra lối thoát trong thời gian tới sẽ như thế nào”, đại biểu Trần Văn Lâm nói.
>>Giữ đất là việc “của cả làng” chứ không riêng mình ai
>>Hai bộ sách giáo khoa “biến mất” với 1 năm tuổi thọ
Cũng đề cập đến lĩnh xây dựng, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) quan tâm đến việc di dời các trụ sở cơ quan trung ương ra khỏi nội đô đã được triển khai. Đại biểu Hoàng Văn Cường đánh giá, trên thực tế đã có một số bộ di chuyển, một số bộ di chuyển nhưng vẫn còn một phần “nằm” trong trung tâm là cơ sở cũ, một phần sang cơ sở mới.
Như vậy, đã giảm áp lự một phần đáng kể tại khu vực trung tâm. Nhưng việc thay đổi hoàn toàn các cơ sở đó ra vị trí mới thì vẫn chưa thực hiện được. Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, ở đây có hai yếu tố.
Thứ nhất, đầu tư hạ tầng để phát triển cơ sở mới chưa thực sự đồng bộ để đảm bảo khu vực đó có thể kết nối được các hoạt động giữa các bộ, ngành với nhau.
Thứ hai, có thể vẫn còn tâm lý “chờ đợi”, vì có bộ chuyển dịch nhưng bộ khác lại chưa di dời. Điều này cho thấy thiếu sự quyết tâm cao.
Do đó, để di dời các bộ ra khỏi khu trung tâm, theo đại biểu Hoàng Văn Cường phải thực hiện một số nhiệm vụ “song trùng”.
Một là, các khu vực mới phải tập trung để tạo ra sự tương tác giữa các bộ, ngành.
Hai là, hệ thống hạ tầng, dịch vụ tại khu mới phải tốt, khả năng kết nối giao thông tiện lợi cho đi lại.
Ba là, phải có lộ trình, kế hoạch, cam kết cụ thể để mỗi một cơ quan đầu ngành có phương hướng hành động cụ thể.
Còn đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) quan tâm đến lĩnh vực thanh tra. Theo đại biểu Nguyễn Quang Huân, cử tri bày tỏ sự sót xa khi xảy ra tình trạng “mất” nhiều cán bộ do tham nhũng.
“Như vậy, công tác bảo vệ cán bộ sẽ như thế nào? Vấn đề ở đây không phải chỉ thanh tra để tìm lỗi, bắt lỗi mà nhiệm vụ chính là ngăn chặn từ sớm, từ xa để các cán bộ không có điều kiện tham nhũng và không dám tham nhũng. Không phải để xảy ra tham nhũng rồi mới đi thanh tra”, đại biểu Nguyễn Quang Huân bày tỏ.
Để bảo vệ cán bộ, theo đại biểu Nguyễn Quang Huân một trong những việc rất quan trọng là các quy định. Chúng ta nói nhiều về liêm chính, như Chính phủ liêm chính, doanh nghiệp liêm chính. Nhưng nội hàm thế nào là “liêm chính” thì lại chưa định nghĩa rõ ràng.
Tại một số nước văn minh họ quy định, công chức được tặng quà nhưng tặng đến bao nhiêu. Như vậy, nếu chúng ta quy định chặt chẽ thì sẽ giúp cho bảo vệ cán bộ, còn cử tri và người dân cũng sẽ yên tâm hơn.
“Tóm lại, những vấn đề chất vấn tại kỳ họp này là rất “nóng” và cử tri đang trông đợi vào 2,5 ngày tới”, đại biểu Nguyễn Quang Huân nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
05:05, 01/11/2022
03:30, 23/10/2022
03:02, 22/10/2022
17:27, 21/10/2022
10:00, 21/10/2022