Nếu nhìn vào thời gian “đánh chiếm” thị trường Việt Nam thì Casper vẫn còn là thương hiệu khá mới mẻ so với nhiều thương hiệu ngoại khác.
>>“Ông lớn” Thái Lan nhắm đến việc mở rộng ở Việt Nam
Thế nhưng, "người đến sau" này vẫn có thể hái quả ngọt.
Đây là bài học bổ ích mà nhiều doanh nghiệp có thể tham khảo trong việc thâm nhập các thị trường mới.
Là hãng điện tử non trẻ đến từ Thái Lan, lấy trọng tâm thị trường Đông Nam Á làm mục tiêu vươn ra thế giới, sản phẩm Casper ngày càng phổ biến từ chiếc điều hòa công nghiệp đến máy làm mát gia đình.
Chọn Đông Nam Á làm cửa ngõ bước ra thế giới là chiến lược khôn ngoan của người Thái. Xuất phát từ lịch sử, xứ sở “chùa vàng” là đại bản doanh sản xuất từ rất sớm của nhiều thương hiệu trứ danh như Panasonic, Sharp, Canon, Toshiba, Daikin,…
Từ đó, khái niệm “hàng Thái” rất có trọng lượng trong tâm lý tiêu dùng trong khu vực. Lần này, Casper cũng định hình là một trong 6 thương hiệu điện tử - điện lạnh hàng đầu đến từ Thái Lan, sánh cùng những cái tên nổi đình nổi đám của Nhật Bản.
Lý giải cho hiện tượng Casper bùng nổ ở Việt Nam, nhiều chuyên gia marketting cho rằng, ngoài dung lượng thị trường lớn, Việt Nam là quốc gia đặc trưng với khí hậu nhiệt đới gió mùa, tầng lớp trung lưu tăng nhanh, nhu cầu “điện khí hóa” quy mô gia đình rất lớn...
Quan điểm “thiên số lượng”, giới chủ Casper sẵn sàng chi lớn để ra mắt hàng loạt sản phẩm mới mỗi năm - đánh trúng thị hiếu “thích lựa chọn” và “thích so sánh” của khách hàng Việt. Riêng máy điều hòa Casper hiện được phân phối và kinh doanh khoảng 100 mẫu.
Mặc dù làn sóng đầu tư đa quốc gia xóa nhòa ranh giới “cứng” về thương hiệu, nhưng Casper vẫn duy trì phương thức “hàng nhập nguyên chiếc từ Thái Lan”. Bởi vì, với rất nhiều người Việt Nam, hàng nhập khẩu từ nước ngoài mặc định là chất lượng hơn lắp ráp trong nước.
Tầm nhìn xa, tham vọng lớn là đặc điểm rất hiếm gặp ở những doanh nghiệp non trẻ, đặc biệt trong lĩnh vực đòi hỏi công nghệ, giàu chất xám, tốc độ đào thải nhanh như điện tử, điện lạnh. Do đó, Casper không ngần ngại đặt mục tiêu trở thành thương hiệu đồ gia dụng hàng đầu thế giới.
Đến năm 2015, có 90 - 95% điều hòa tiêu thụ ở Việt Nam đều là thương hiệu hàng đầu như Panasonic, Daikin, Toshiba, Sharp,… Họ vẫn đang chủ yếu phục vụ tầng lớp có thu nhập cao, vậy cơ hội nào cho giới lao động thu nhập thấp?
Tập trung trả lời câu hỏi này, Casper đã “phác họa chân dung khách hàng” - là tầng lớp bình dân, phân khúc mà những “ông lớn” nói trên gần như bỏ quên. Do đó, Casper đã nhanh chóng chiếm được niềm tin của nhóm khách hàng này với các sản phẩm giá bình dân, nhưng có chất lượng tốt.
Thị hiếu khách hàng sẽ tác động đến khâu nghiên cứu và phát triển, tạo ra sản phẩm công năng tương đương nhưng giá thành rẻ hơn. Đây là công đoạn khó nhất, không ít thương hiệu đã bị “gục ngã” trước bài toán này. Thế nhưng, các thương hiệu Thái Lan nói chung đã giải được khá tốt bài toán này. Bởi vì, người Thái có nhiều năm kinh nghiệm hấp thụ công nghệ hàng đầu của Nhật Bản, nên họ có đội ngũ kỹ sư rất giỏi để tạo ra các sản phẩm hàng đầu.
“Đừng tiết kiệm giấc mơ” là thông điệp dễ nhận thấy của tầng lớp doanh nhân Thái hiện đại - không chỉ là Casper. Chính điều này đã giúp hàng loạt ông chủ khắp các lĩnh vực, như năng lượng, mỹ phẩm, bán lẻ, nông nghiệp công nghệ cao, thể thao đỉnh cao,… đã góp phần đưa nền kinh tế Thái Lan đến tầm cao mới.
Nhiều chuyên gia cho rằng, Casper đã giúp thỏa mãn nhu cầu sản phẩm giá bình dân nhưng có chất lượng tốt của đại bộ phận khách hàng thu nhập thấp. Điều này sẽ giúp nhiều doanh nghiệp Việt Nam có bài học về cách chiếm lĩnh thị trường, đồng thời cũng khiến các doanh nghiệp cũng ngành nghề phải tìm cách hóa giải thách thức cạnh tranh với Casper.
Có thể bạn quan tâm