SÁCH HAY CUỐI TUẦN: Cách để quản trị những bộ óc xuất chúng

Diendandoanhnghiep.vn “Sếp của Einstein” là một cuốn sách sâu sắc về con người và quản trị. Cũng như khai thác một đề tài rất mới.

Đó là cách để chúng ta - những người bình thường có thể quản lý và lãnh đạo một đội nhóm đầy những người thông minh, xuất chúng để đạt được những thành tựu phi thường.

Thiên tài thường thông thạo nhiều lĩnh vực bên cạnh các chuyên ngành của họ. Nhưng thiên tài cũng là những người biết rõ rằng họ rất thông minh, do đó, rất khó để có thể ép một hay một nhóm thiên tài làm theo những gì mà người lãnh đạo muốn. Vậy đâu là cách dẫn dắt và quản trị tốt nhất cho một nhóm thiên tài?

LÃNH ĐẠO CỦA NHỮNG THIÊN TÀI

Trong giai đoạn chiến tranh thế giới lần thứ 2, chế độ độc tài của Hilter lan rộng, do gốc gác Do Thái của mình, Einstein quyết định rời bỏ nước Đức, định cư tại Mỹ và trở thành công dân Mỹ vào năm 1940. Trên lý thuyết, Einstein có đủ tư cách để tham gia bất kỳ trung tâm nghiên cứu danh tiếng nào tại Mỹ. Nhưng thực tế, ông là một trong những thành viên đầu tiên tham gia vào Viện nghiên cứu Nâng cao (Institute for Advanced Study - IAS) thuộc Đại học Princeton, Mỹ - khi ấy Viện mới được xây dựng và chưa có nhiều danh tiếng.

Người có khả năng đứng đầu một trung tâm nổi tiếng như IAS với nhiều bộ óc vĩ đại hẳn phải là một tài năng không kém. Tuy nhiên, Abraham Flexner, người đảm nhận vai trò đầu não của học viện thiên tài IAS không phải là một nhà khoa học – ông giống một người đàn ông bình thường hơn, nhưng lại là một nhà quản trị xuất sắc. Khi làm việc với những nhà khoa học, Flexner luôn biết cách tạo ra những điều kiện tốt nhất cho họ, giúp họ duy trì định hướng công việc và trạng thái tập trung cho các nghiên cứu. Flexner đã tạo dựng được một cộng đồng các nhà khoa học trong học viện IAS không bị giới hạn bởi định kiến hay chiến tranh.

Qua lăng kính quản trị hiện đại, tác giả Robert Hromas và Christopher Hromas đã nhìn nhận Flexner như một nhà lãnh đạo xuất chúng với cách quản trị nhân tài rất đặc biệt. “Công việc của một nhà quản trị, thực chất, là công việc của một bảo mẫu, chăm lo các thiên tài của mình và đồng thời hướng dẫn họ chọn món đồ chơi phù hợp nhất và giữ họ đi đúng hướng sao cho phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức.” – hai tác giả viết trong cuốn sách “Sếp của Einstein”.
Trên thực tế, mối quan hệ giữa Einstein và Flexner luôn là mối quan hệ giữa một nhà khoa học và nhà quản trị trong suốt quãng thời gian làm việc cùng nhau. Einstein luôn để Flexner giúp đỡ ông trong nhiều vấn đề cả về tài chính lẫn cuộc sống riêng để hoàn toàn tập trung cho nghiên cứu của mình. Ngược lại, Flexner thành công trong việc tạo ra một cộng đồng học thuật chuyên biệt như IAS.

“KẾT NỐI” CÁC THIÊN TÀI - KHAI MỞ NHỮNG KHO BÁU

“Những thiên tài thường được so sánh với những đứa trẻ tò mò, công việc nghiên cứu thực chất là một sàn nhà đầy đủ các loại đồ chơi khác nhau được dẫn lối bởi sự thôi thúc muốn đào sâu vào những phần bí ẩn nhất của tự nhiên.” – Cuốn sách viết.

Nhận xét về cuốn sách, bác sĩ Stanley Prusiner - người được trao giải Nobel vào năm 1997, Giám đốc Viện Neurodegenerative Diseases, Đại học California nói: “Đây là một quyển sách giá trị, hấp dẫn về mặt quản lý các nhà khoa học và kỹ sư để họ có thể phát huy năng lực, tạo ra nhiều đột phá mới về khoa học và công nghệ”.

Bác sĩ Peter Agre thuộc Viện nghiên cứu Johns Hopkins Malaria, đạt được giải Nobel vào năm 2003 thì nhận định: “Thuyết phục những người thông minh làm việc với nhau là một trong những điều khó khăn nhất mà người lãnh đạo phải thực hiện. Những bài học giá trị từ mối quan hệ giữa Abraham Flexner và Albert Einstein sẽ tiếp thêm sức mạnh cho những nhà lãnh đạo đang dìu dắt nhóm các thiên tài”.

Dẫn dắt một nhóm làm việc chưa bao giờ là công việc dễ dàng, thế nhưng khi đạt được điều này, ta có thể có một nhóm làm việc mạnh mẽ sẵn sàng đưa ta khai phá những vùng đất tươi tốt nhất của bất kỳ lĩnh vực nào.

Sếp của Einstein” do nhà báo lương trọng vũ dịch, First News và NXB tổng hợp TP.HCM ấn hành.

10 NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ

(dựa trên chính hệ quy chiếu là mối quan hệ của Abraham Flexner và Albert Einstein)

Các nguyên tắc đó bao gồm:

- Chiếc gương không biết nói dối: tự phán đoán chính bản thân trước khi đánh giá người khác

- Tránh sang một bên: hãy để thiên tài làm chủ dự án của họ.

- Im miệng và lắng nghe: lắng nghe những trăn trở của họ thay vì nhảy đến giải pháp.

- Lật ngửa những hòn đá: thẳng thắn nhất có thể.

-Thuật giả kim: bố trí một nhóm thiên tài cùng làm việc với nhau để tạo ra những hiệu quả tốt nhất.

- Quá khứ không phải là sự thật của tương lai: ra quyết định dựa trên một kinh nghiệm từng trải không đủ sức thuyết phục một thiên tài.

- Đừng để ý đến những con sóc: tạo thêm giá trị đáng theo đuổi cho các thiên tài.

- Hòa hợp con tim và khối óc: tạo điều kiện để trái tim và bộ óc của thiên tài hòa hợp để sáng tạo.

- Hãy để vấn đề cần giải quyết cám dỗ thiên tài: thúc đẩy những mục tiêu chung thành mục tiêu của chính thiên tài.

Chung sống hòa bình với khủng hoảng: kiên cường để đối mặt với bất kỳ khủng hoảng nào.

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết SÁCH HAY CUỐI TUẦN: Cách để quản trị những bộ óc xuất chúng tại chuyên mục Bài báo in của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713859500 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713859500 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10