Cái kết M&A ở PG Bank

Diendandoanhnghiep.vn Việc Petrolimex thoái vốn khỏi Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Việt Nam (PG Bank, PGB) mở ra cơ hội M&A ngân hàng này. Tuy nhiên, nhóm cổ đông nào mới thực sự là “trùm cuối”?

>> Kiểm soát tới 40% PG Bank chỉ với giá từ hơn 2.500 tỷ đồng

Khoảng 120 triệu cổ phiếu PGB của PG Bank đã được Petrolimex trao tay trong đợt thoái vốn hoàn toàn khỏi ngân hàng này.

 Kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2023 của PG Bank. Nguồn: VietstockFinance

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2023 của PG Bank. Nguồn: VietstockFinance

“Game” đầu tư của Thành Công?

3 tổ chức được cập nhật thông tin là những nhà đầu tư thắng đấu giá gồm Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Phát triển Thương mại Gia Linh, Công ty Thương mại Vũ Anh Đức, Công ty Quốc tế Cường Phát với tỷ lệ sở hữu PGB lần lượt 13,1%; 13,36%; 13,54%. Theo đó, bằng lượng Petrolimex đem đấu giá, tương đương hơn 40%. 

Mặc dù ông Nguyễn Quang Định, người vừa thôi vị trí Chủ tịch HĐQT PGBank đã khẳng định khi còn đương nhiệm, tại ĐHCĐ 2023 PGBank là không có tên Công ty Thành Công, nhưng các đầu mối nhân sự lãnh đạo của các đơn vị lại cho thấy cả 3 tổ chức này đều có mối liên quan với Thành Công Group.

Tập đoàn này như được biết, tập trung kinh doanh xe hơi, nhưng đã mở rộng tham vọng đầu tư ngân hàng qua nỗ lực nắm giữ hơn 30% cổ phần Eximbank và theo đuổi cuộc chiến giữa các cổ đông lớn trong nhiều năm cho đến lúc rời đi vào 2022. 

Với cốt lõi kinh doanh không mở rộng, việc Thành Công Group đầu tư ngân hàng vẫn được giới tài chính băn khoăn về mục tiêu, xem đây là một “game” tài chính, hay là định hướng mở rộng hệ sinh thái có ngân hàng hậu thuẫn. Nếu chỉ là “game”  đầu tư tài chính, thì sự trường kỳ trong vòng xoáy tranh chiến trước đây của Eximbank, là có phần khó hiểu bởi các nhà đầu tư tài chính chỉ cần được trả giá vượt tỷ suất sinh lời kỳ vọng, là có thể chọn thoát ngay tránh các phức tạp tương đồng với các rủi ro. Nếu là mục tiêu mở hệ sinh thái tài chính xe hơi, thì mảng miếng kinh doanh của đơn vị này có phần khá mỏng.

>> “Rã băng” thoái vốn Nhà nước

Song nếu nhìn sự thành công của Hyundai, ông lớn xe hơi có liên doanh và góp phần mang lại thành công, dòng tiền cho Thành Công Group, sẽ thấy bước đi của hệ sinh thái tài chính - xe, với mục tiêu cung cấp một loạt các sản phẩm cho vay mua ô tô, cho thuê ô tô, cho vay cá nhân và thế chấp nhà… mà Hyundai Capital triển khai là quá “đẹp”. Cú thâu tóm của trùm BOT Tasco với Savico (đơn vị có 11,9% thị phần phân phối xe hơi toàn quốc) và kèm theo thực thi mua công ty bảo hiểm, phát triển tài chính bảo hiểm, cho thấy “nước cờ” tương tự.

MSB và những thông tin mở

Trở lại với câu chuyện của PG Bank, giả định nếu nhóm Thành Công hoặc 3 tổ chức đầu tư mới nắm hơn 40% cổ phần liên minh lại, vậy phải chăng họ đã thâu tóm, kiểm soát lợi ích kinh tế lớn nhất tại PG Bank?

Chúng ta đừng quên những thông tin khác. Đó là trong kỳ ĐHCĐ 2023 này, ngân hàng MSB có đề xuất cổ đông kế hoạch sáp nhập một ngân hàng. Một thông tin trước đó xuất phát cũng ngân hàng này để ngỏ “không loại trừ khả năng là PG Bank”. 

Trả lời chất vấn của cổ đông thông qua, Chủ tịch HĐQT MSB Trần Anh Tuấn cho biết là “Vấn đề sáp nhập ngân hàng HĐQT không quyết mà đưa ra xin ý kiến cổ đông và việc này cuối cùng cũng phải phụ thuộc vào quyết định cuối cùng của NHNN. Họ sẽ kiểm tra đánh giá xem năng lực của MSB có đủ khả năng hay không mới phê duyệt. Đây mới là chủ trương”. 

Hậu Petrolimex thoái vốn, PGB có tân Chủ tịch HĐQT người nước ngoài, một

Hậu Petrolimex thoái vốn, PGB có tân Chủ tịch HĐQT người nước ngoài, một "người cũ" của MSB

Bên cạnh đó, một thông tin mới nhất vừa được PG Bank công bố, là HĐQT đã bầu ông Oliver Schwatzhaupt, Thành viên HĐQT, Phó Trưởng ban Ủy ban Quản lý rủi ro của PG Bank làm Chủ tịch HĐQT kể từ ngày 4/5/2023. Trong lịch sử công tác tại nhiều TCTD, gần nhất, ông Oliver Schwatzhaupt từng đảm nhiệm chức vụ Giám Đốc Khối Quản lý rủi ro (năm 2010 - 2012) và Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc khối Quản lý Rủi ro (năm 2019 – 2022) tại MSB. Ngoài vị Lãnh đạo cao nhất của PG Bank đến từ MSB (thông thường sẽ đại diện hoặc được nhóm cổ đông có tỷ lệ biểu quyết cao nhất tại ngân hàng cử), MSB còn có 1 loạt lãnh đạo “người cũ” đã đến PG Bank “cắm chốt”, trong đó có cả ghế cao nhất ban điều hành là Tổng Giám đốc.

Và cuối cùng đừng quên PG Bank có hơn 55% lượng cổ phiếu lưu hành tự do mà theo nhiều nguồn tin, cũng đã được nhóm đầu tư “mua gom” từ trước. Đây phải chăng là cơ sở để những đại diện của 3 cổ đông vừa nhận sang tay 40% PGB, cũng không giữ ghế Lãnh đạo cấp cao ngân hàng? 

Trên thị trường, nhà điều hành cùng nhiều TCTD hiện đang gấp rút thực thi đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”, trong đó có nội dung chuyển giao bắt buộc các NH yếu kém. PG Bank không phải NH yếu kém nhưng đã có giai đoạn trải qua tái cơ cấu kéo dài và đến thời thay máu. Đây sẽ là cơ hội để một TCTD đủ năng lực, được chủ trương, sẽ được hỗ trợ thông qua nắm kiểm soát một NH khác? Hay vẫn chỉ là câu chuyện đầu tư tài chính ngân hàng - điều mà thông thường các Tập đoàn, định chế lớn, một khi đã đặt chân sở hữu, sẽ rất ít khi cam lòng chịu “rút chân”?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cái kết M&A ở PG Bank tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714374346 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714374346 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10