Cải thiện hiệu quả phân bổ đầu tư công: Thiếu điều kiện cần (Kỳ I)

Ngọc Phong 09/12/2018 05:31

Quy định về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn (MTIP) trong Luật Đầu tư công là bước đi đúng hướng, tuy nhiên, tác động tích cực của công cụ mới này lại chưa được như mong muốn.

Đó là một trong những hạn chế liên quan đến hiệu quả phân bổ đầu tư được Ngân hàng Thế giới đưa ra mới đây.

Theo đó, Ngân hàng Thế giới khuyến nghị, những nhân tố cần thiết đảm bảo thành công trong quản lý đầu tư công được thể hiện ở chức năng định hướng chiến lược, thẩm định, thẩm tra độc lập và lựa chọn theo khung đánh giá mà Nhóm Ngân hàng Thế giới đã khuyến nghị. Tuy nhiên, theo nhận định của Ngân hàng Thế giới những tiêu chí này chưa được Việt Nam thực hiện một cách đầy đủ.

h

Quy định về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn (MTIP) trong Luật Đầu tư công là bước đi đúng hướng, tuy nhiên, tác động tích cực của công cụ mới này lại chưa được như mong muốn.

Theo đó, 3 điều kiện cần để cải thiện hiệu quả phân bổ đầu tư công như sau. Cụ thể, Một là, xây dựng kế hoạch đầu tư với nguồn lực chi trả được đảm bảo đầy đủ. Hai là, Lựa chọn dự án khả thi về kỹ thuật, kinh tế và xã hội để phân bổ theo những ưu tiến chiến lược của ngành và của quốc gia. Ba là, Đảm bảo khả năng dự liệu về vốn cho các dự án được lựa chọn.

Hiện nay, các kế hoạch đầu tư chiến lược thường là những danh sách các dự án chưa được sắp xếp ưu tiên được đề xuất từ dưới lên và thường thiếu sát thực với tình hình tài khoá, chất lượng chưa đồng đều, nhất là trong giải trình về quan hệ nhân quả nhằm gắn kết giữa đầu ra và kết quả tác động.

Theo đó, quy định về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn (MTIP) trong Luật Đầu tư công là bước đi đúng hướng, tuy nhiên, tác động tích cực của công cụ mới này lại chưa được như mong muốn vì còn thiếu một khung tài chính nhất quán cho các kế hoạch đầu tư để đảm bảo tính khả thi về vốn.

Ngoài ra, theo Ngân hàng Thế giới tình trạng tồn đọng rất nhiều dự án đầu tư được chuyển tiếp triển khai từ trước khi có Luật Đầu tư công, hiện đang hoạt động trì trệ cũng gây khó khăn không nhỏ cho việc thực hiện Luật này. Quy định về cho vay lại và trần nợ công lại càng gây phức tạp cho quá trình triển khai hiệu quả Luật Đầu tư công hay thực hiện tốt những sửa đổi mới được ban hành.

Yêu cầu đánh giá tiền kiểm về khả năng trả nợ của địa phương cho từng đề xuất dự án trong trường hợp cần vay nợ có thể dẫn đến chậm trễ không cần thiết đặc biệt trong bối cảnh hiện nay có hiện tượng bất đối xưng trong tiếp cận dữ liệu nợ của địa phương.

Việc kiểm soát chất lượng từng dự án trước khi lựa chọn để phân bổ vốn hay còn gọi là quy trình đảm bảo “chất lượng ngay từ đầu” hiện vẫn còn những điểm yếu, mặc dù Luật Đầu tư công đã giúp Việt Nam tiến sát hơn tới những thông lệ quốc tế tốt. Thẩm định chủ trương đầu tư để quyết định xem có cần tiếp tục chuẩn bị dự án và đưa vào kế hoạch đầu tư trung hạn hay không là một điểm tích cực của quy trình mới

Vai trò thẩm tra độc lập của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính trong bước này, ít nhất đối với các dự án lớn cũng là một bước đi tích cực, tuy nhiên tác động tiềm năng của điều đó lại bị giảm do phạm vi còn hẹp, chỉ hạn chế ở thẩm định khả năng đảm bảo nguồn vốn. Thiếu đánh giá độc lập về sự phù hợp về mặt chiến lược, sự cần thiết và giá trị xã hội của dự án dẫn đến điểm yếu là những dự án có ưu tiên thấp hoặc có ý tưởng chưa tốt vẫn được chuyển sang giai đoạn chuẩn bị tiếp theo.

Các phương án khác cho dự án hiếm khi được xem xét, đồng thời thiếu đánh giá mức độ rủi ro và ít quan tâm đến nhu cầu trong đánh giá sự cần thiết cũng là những điểm yếu của cơ chế lựa chọn trong bước này của công tác quản lý đầu tư công.

Có thể bạn quan tâm

  • Thách thức quản lý đầu tư công

    Thách thức quản lý đầu tư công

    04:19, 08/12/2018

  • Không “đẻ” ra những quy trình mới trong đầu tư công

    Không “đẻ” ra những quy trình mới trong đầu tư công

    18:57, 16/11/2018

  • Cần công khai minh bạch các dự án đầu tư công

    Cần công khai minh bạch các dự án đầu tư công

    08:05, 16/11/2018

  • Đầu tư công không như ý?

    Đầu tư công không như ý?

    17:12, 14/11/2018

  • Luật Đầu tư công: Tăng cường vai trò tự chủ của các địa phương

    Luật Đầu tư công: Tăng cường vai trò tự chủ của các địa phương

    17:57, 12/11/2018

Cũng theo Ngân hàng Thế giới, khả năng lựa chọn cũng bị ảnh hưởng do tính chất cứng nhắc của quyết định chủ trương đầu tư trong đó, chi phí dự án bị xác định “cứng” ngay ở giai đoạn ban đầu, bỏ qua khả năng cập nhật chi phí trên cơ sở kết quả thiết kế chi tiết hơn.

Ngoài ra, sau khu dự án được đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn, trên cơ sở quyết định chủ trương đầu tư khó ai có thể bỏ dự án đó ra khỏi chương trình đầu tư ngay cả khi có được các bằng chứng đi ngược lại tính khả thi của dự án. Cách làm này làm giảm tầm quan trọng của quyết định đầu tư ở khâu thẩm định, khi mà các kết luận của nghiên cứu khả thi nên đóng vai trò quan trọng.

Đây là một bất cập đã được Ngân hàng Thế giới chỉ ra so với thông lệ quốc tế tốt, trong đó thẩm định dự án là bộ lọc quan trọng về chất lượng ở giai đoạn sàng lọc.

Hơn nữa, cũng theo Ngân hàng Thế giới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có vai trò hạn chế trong việc rà soát kết quả thẩm định, vì vậy đã bỏ qua cơ hội thẩm tra khách quan các biểu hiện thiên bị lạc quan thường hiện hữu trong các đề xuất dự án trong giai đoạn này.

Chất lượng ở các khâu ban đầu cũng bị yếu do chưa có phương pháp luận được chuẩn hoá cũng như chưa có nỗ lực tằng cường năng lực một cách có hệ thống để các phương pháp luận đó được áp dụng đồng bộ.

Kỳ II: Thông lệ tốt nhìn từ quốc tế

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cải thiện hiệu quả phân bổ đầu tư công: Thiếu điều kiện cần (Kỳ I)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO