Bao giờ cũng vậy, cứ vào đêm mùng 7 rạng sáng mùng 8 tháng Giêng là chợ Viềng lại đông người như nêm. Người ta về chợ Viềng để "mua may bán rủi”, mong một năm mới thuận hòa.
Dân gian có câu "Chợ Viềng 2 chợ, 1 phiên" chỉ 2 chợ này cùng tên Viềng được nhiều người biết đến nhất là Viềng Phủ và Viềng Chùa họp cùng phiên, cùng buôn bán những mặt hàng giống nhau (đồ cổ, đồ cũ, công cụ nhà nông, thịt bò, v.v...).
Chợ Viềng họp vào đêm mùng Bảy, rạng sáng ngày mùng Tám tháng Giêng hàng năm, gần phủ Dầy, ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định - còn gọi là chợ Viềng Phủ.
Chợ Viềng ở gần chùa Bi, ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định - còn gọi là chợ Viềng Chùa (hay Viềng Tỉnh).
Những người đi chợ Viềng lâu năm như một “thói quen” đầu năm đều có một “kinh nghiệm” truyền khẩu: Vào đêm chợ Viềng bao giờ cũng có mưa, thời tiết kiểu gì cũng chuyển lạnh. Và vào khoảnh khắc chuyển giao lúc 12h đêm từ ngày mùng 7 sang ngày mùng 8 bao giờ mưa cũng mau hạt. Đặc biệt là tiếng chuông văng vẳng của những người bán hàng cổ lại ngân nga vang lên. Tất cả những điều đó tạo nên một đêm chợ Viềng linh thiêng và bí hiểm.
Người đến với chợ Viềng rất đa dạng: già trẻ, trai gái, doanh nhân, nghệ sĩ, nhiếp ảnh... từ khắp mọi miền đều về đây. Từ người xa lạ họ chào hỏi chúc Tết thành người thân quen. Tất cả đều chung một nguyện vọng mong một năm mới thuận hòa may mắn.
Mặc dù công tác an ninh đã được cải thiện và nỗ lực rất nhiều nhưng tình trạng tắc ngẽn giao thông vẫn không thay đổi được mấy. Dòng người chen lấn, xô đẩy như những biển người trào sóng.
Nếu ai đã từng xem bộ phim “Bao giờ cho đến tháng mười” của đạo diễn Đặng Nhật Minh về cảnh chợ âm phủ gây ấn tượng mạnh trong phim thì vào đêm chợ Viềng cũng như vậy. Sự “ma mị” và không khí ở đó cũng diễn ra cảm xúc đúng như vậy. Người người vào chùa, vào đền thắp hương rồi cùng ra mua bán các mặt hàng theo nhu cầu của mình trong tiết mưa xuân lất phất và tiếng chuông ngân văng vẳng xa xa.
Có thể bạn quan tâm
11:03, 11/02/2019
21:12, 10/02/2019
05:03, 10/02/2019
20:53, 08/02/2019
07:00, 08/02/2019
06:09, 08/02/2019
06:00, 08/02/2019
05:07, 08/02/2019
20:40, 07/02/2019
14:57, 07/02/2019
11:48, 07/02/2019
07:23, 07/02/2019
06:02, 07/02/2019
06:00, 07/02/2019
Không biết chợ Viềng có linh thiêng như những gì mà hàng ngàn người hàng năm vẫn về hay không, nhưng chắc chắc những cảm xúc về âm thanh, hình ảnh sẽ là thứ “đặc sản” không đâu có được mà chợ Viềng tạo ra để “mê hoặc” bất kỳ ai một lần về với chợ Viềng.
Đến với chợ Viềng chúng ta đều nhận thấy các mặt hàng được bày bán tại phiên chợ đặc biệt này rất đa dạng, từ các nông cụ truyền thống phục vụ công việc đồng áng hàng ngày của người dân như dao, liềm, cuốc, xẻng, thúng, mủng, nơm, đó, quang gánh…, các loại cây trồng đặc trưng của các vùng miền như chanh, hồng, táo, hồng xiêm, vú sữa, sầu riêng, bơ... cho đến các loại cây cảnh có dáng đẹp, độc, lạ cũng được bày bán.
Ngoài các mặt hàng bán chạy như cây cảnh, với hàng ăn uống thì thịt bê được du khách khá chuộng và đây được coi là một món đặc sản không thể thiếu với các du khách.
Anh Nguyễn Đức Thành (ở Cát Bi, TP Hải Phòng) cho biết: “Hàng năm tôi đều đi với các bạn của mình để “cầu may”. Mỗi năm tôi mua một thứ khác nhau để trải nghiệm. Tôi chỉ có thói quen đi chợ Viềng Chùa. Năm nào chúng tôi cũng đi nhưng năm nào cảm xúc đến cũng đều nguyên vẹn không mất đi được”.
Những người bán hàng tại chợ Viềng đa số đều là những cư dân trong vùng, họ mang các sản vật của nhà trồng được đến chợ bán lấy may đầu năm chứ không đặt nặng lợi ích kinh tế. Giá bán các mặt hàng tại đây cũng rất phải chăng phù hợp với đại đa số người nên hết rất nhanh.
Đặc biệt ở chợ Viềng, du khách có thể “trả giá” thoải mái mà không ngại chủ hàng phiền lòng. Gần như các mặt hàng đều bán giá phù hợp nên chỉ một thời gian rất ngắn là các gian hàng đều hết hàng.
Những mặt hàng hiếm như đồ cổ, tượng Phật, nhạc cụ, đồ gỗ mà giá trị cao thì thường bán chậm hơn. Đắt hàng và bán được nhiều nhất vẫn là cây trồng ở chợ Viềng. Hầu hết du khách đến đều mua một loài cây mang về.
Văn hóa truyền thống luôn là phần “hồn cốt” không chỉ với mỗi địa phương mà còn là của cả dân tộc. Đó là nơi “níu chân” mỗi người con khi đi xa quê hương vào mỗi dịp Tết đến Xuân về lại nhớ tới quê hương, tới truyền thống và cội nguồn.
Và chợ Viềng là một miền văn hóa chứa đựng những ký ức giao thoa giữa các thế hệ, các thời kỳ của Việt Nam qua những năm tháng. Mỗi một người khi về đến chợ Viềng, chạm tay lên một đồ vật là lại nhớ về một miền ký ức xưa, nhắc nhở mỗi chúng ta về tình yêu với quê hương và sự phát triển làm giàu cho quê hương.