[CẢM XÚC XUÂN] Về Nam Định với những cổng làng lưu giữ hồn quê Việt

Diendandoanhnghiep.vn Cổng làng là nơi lưu giữ bao ký ức về quê hương. Những cổng làng rêu phong cổ kính trầm chính là hình ảnh đầu tiên chào đón bao người con xa xứ trở về.

>>> [CẢM XÚC XUÂN] Về Hải Phòng thăm làng bánh chưng Thuỷ Đường

Giữa chốn phố phường tấp nập người xe, tốc độ đô thị hóa như vũ bão, những cổng làng vài trăm năm tuổi đã không còn nhiều. Ở một số làng quê, những cổng làng rêu phong cổ kính trầm mặc bên cây đa giếng nước, xem phòng thủy hữu tình chính là hình ảnh đầu tiên chào đón bao người con trở về sum vầy với gia đình trong các ngày lễ, tết.

Lưu giữ ký ức

Từ xưa, cổng làng là nơi lưu giữ bao ký ức về quê hương, nguồn cội, cuộc đời của mỗi người. Cổng làng, lũy tre xanh là những “nhân chứng lịch sử” chứng kiến những thăng trầm, đổi thay của quê hương. Cổng làng còn mang ý nghĩa chỉ dẫn về địa giới, thể hiện hồn quê, cốt cách của mỗi làng. Phía sau cổng làng là cuộc sống bình yên, gắn kết của cả một cộng đồng trong không gian, môi trường sống đậm đà các giá trị văn hóa truyền thống.

Cổng phía nam làng cổ Dịch Diệp Trang nối liền cây cầu cuốn bằng đá được xây dựng từ năm 1864 (ảnh internet)

Cổng phía Nam làng cổ Dịch Diệp Trang nối liền cây cầu cuốn bằng đá được xây dựng từ năm 1864 (ảnh internet)

Theo lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Nam Định: Trong không gian sau những cổng làng ở Nam Định, bao thế hệ người dân đã sáng tạo và lưu giữ những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo mang đặc trưng vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, phản ánh tâm tư, tình cảm và nguyện ước của cư dân nông nghiệp lúa nước. Giá trị văn hóa làng được sản sinh và thích ứng với mỗi giai đoạn, thời kỳ, phù hợp với đặc thù vùng miền, điều kiện tự nhiên và truyền thống lịch sử. Qua thời gian, những trầm tích văn hóa đã kết tinh thành biểu tượng, là điểm tựa tinh thần để người dân vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Theo lãnh đạo UBND huyện Xuân Trường: Ngôi làng “hình cá chép” Hành Thiện, xã Xuân Hồng (Xuân Trường) không chỉ là vùng quê giàu truyền thống văn hóa, thể hiện đậm nét qua những phong tục tập quán, lễ hội mà nơi đây còn nổi tiếng với những công trình cổ như: nhà, cầu đá, đường lát gạch nghiêng, cổng làng.

Làng Hành Thiện hiện còn lưu giữ 5 cổng có niên đại từ đầu thế kỷ XX ở các xóm: 6, 10, 12. Trên các cổng có ghi các dòng chữ Hán: “Hữu Mục Lân”, “Phúc Thiện Lân”, “Duyên Thọ”, “Nhân Thọ”. Từ năm 1999 đến nay, cổng các xóm 4, 7, 9, 11 được người dân xây mới nhưng giữ nguyên phong cách kiến trúc nghệ thuật truyền thống. Bước qua những cánh cổng xóm quanh làng Hành Thiện, mỗi người không chỉ cảm nhận được không gian văn hóa làng quê với làng nghề dệt truyền thống, các phiên chợ quê mà còn được nghe kể về truyền thống hiếu học của quê hương.

Làng Dịch Diệp - xã Trực Chính -Trực Ninh - Nam Định: xưa có tên gọi là Dịch Diệp Trang, được hình thành vào khoảng đầu thế kỷ XI. Đây là vùng đất hạ lưu sông Hồng thuộc huyện Tây Chân - Trấn Sơn Nam, sau là Phủ Thiên Trường. Làng được xây dựng theo phong cách chung của làng Việt cổ với những hình ảnh đẹp cổ kính như: đền, chùa, giếng nước, cây đa, cây đề cổ thụ có tuổi đời 700-800 năm. Địa thế làng Dịch Diệp được ví như một con thuyền dong buồm hướng ra Biển Đông, trong đó mũi thuyền là cổng làng phía nam hướng ra biển, đuôi thuyền hướng về phía tây.

Xưa kia, làng Dịch Diệp có 3 cổng làng gồm: cổng phía tây, cổng phía nam và cổng phía đông bắc. Trải qua những năm tháng chiến tranh, hiện tại, làng chỉ còn giữ được một cổng phía nam nối liền với cầu Cuốn bằng đá được xây dựng từ năm 1864. Đình làng xưa (nay là nhà văn hóa thôn Dịch Diệp) còn giữ bức hoành phi mang 4 chữ “Thiện Tục Khả Phong” do Vua Tự Đức ban tặng cho làng với mong muốn làng tiếp tục phát huy phong tục tốt đẹp, gìn giữ và lưu truyền cho các thế hệ con cháu đời sau. Bước qua cổng làng Dịch Diệp, một bức tranh làng quê nên thơ, sinh động như hiện ra trước mắt mỗi người. Đó là những hình ảnh chợ quê bên sông tấp nập người mua, người bán, đám trẻ vui đùa trên cây Cầu Cuốn, các cụ già ngồi trò chuyện, tâm sự dưới cánh cổng làng…

Hình tượng cổng làng là hình tượng của quê hương, xứ sở. Đây là điểm để phân biệt các ngôi làng. Là điểm ngăn cách nơi ở của cư dân với đồng ruộng, với bên ngoài. Mỗi cổng làng đều có một nét văn hóa riêng tuỳ theo đặc điểm của làng đó, biểu trưng cho sự uy nghi, nề nếp của mỗi làng quê. Cổng làng ra đời từ rất sớm, gắn liền với sự hình thành và phát triển của làng. Kiến trúc cổng làng xưa không cầu kỳ, phô trương mà chỉ nhằm khẳng định chỗ đứng của mình trong khoảng không gian của làng quê.

Hình tượng cổng làng là hình tượng của quê hương, xứ sở. 

Theo các cụ cao niên, dân làng Dịch Diệp thuở ban đầu làm nghề canh nông, sau mở thêm nghề dệt cửi. Năm 1947, dân làng đã may áo trấn thủ gửi tặng bộ đội, may áo lụa gửi biếu Bác Hồ và được Người gửi thư khen. Trải qua thời gian, nghề dệt truyền thống được dân làng truyền từ đời này sang đời khác và tiếp tục phát triển trên vùng đất Dịch Diệp cho đến tận ngày nay.

Và nhiều giá trị văn hóa

Theo bà Nguyễn Thị Thủy – Việt kiều  Đức chia sẻ: Với tôi cổng làng gắn với bao kỷ niệm tuổi thơ. Ngày xưa bên cổng làng, có nỗi khắc khoải ngóng trông của những đứa trẻ khi mẹ đi chợ xa về muộn. Bao năm xa quê mỗi dịp về quê nhà thấp thoáng nhìn thấy cổng làng mọi ký ức tuổi thơ lại trở về. Trong tôi lại rưng rưng nghẹn ngào của người con sau bao năm bôn ba, bươn chải mưu sinh ở xứ người.

Nam Định từ lâu nổi tiếng là một vùng đất tâm linh với nhiều những ngôi đền, ngôi chùa, cổng làng thu hút hàng vạn du khách. Trải qua thăng trầm lịch sử với sự khắc nghiệt của thiên nhiên những ngôi đền và cổng làng xưa đã được tu bổ. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới gắn với đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch tâm linh, địa phương đã xây dựng một số cổng chào du lịch chất liệu bằng thép ở các trục đường chính dẫn vào Quần thể di tích lịch sử - văn hóa Phủ Dầy - trung tâm thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại Nam Định như: ngày 7 tháng giêng Têt( Chợ Viềng), đêm 14 âm vào rạng sáng 15 (khai ấn đền Trần)... 

Theo ông Hoàng Văn Thành - 68 tuổi (xã Yên Tiến) chia sẻ: Tôi xa quê hương từ năm 20 lên Hà Nội lập nghiệp. Năm nào cứ Tết Nguyên đán tôi lại về thắp hương cho ông bà tổ tiến. Với tôi các cổng làng nơi đây là những công trình kiến trúc đan xen giữa “cổ - kim” mang đặc trưng văn hóa của mỗi làng. Phần mặt chính cổng thường có đại tự ghi tên của làng, năm xây dựng cổng làng. Ở phần trụ cổng, mặt trước thường có câu đối bằng chữ Nôm hoặc chữ Quốc ngữ, nội dung nói về phong tục tập quán, triết lý phát triển của làng, phương châm “đối nhân, xử thế” gắn với những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, tâm linh, lễ hội dân gian, làng nghề truyền thống… Ở Yên Tiến, làng nghề truyền thống từ lâu đã trở thành một phần của hệ thống di sản văn hoá phi vật thể được lưu truyền, kế thừa qua nhiều thế hệ nghệ nhân và tôi tự hào được sinh ra từ mảnh đất này.

Làng Hành Thiện hiện còn lưu giữ 5 cổng có niên đại từ đầu thế kỷ XX

Làng Hành Thiện hiện còn lưu giữ 5 cổng có niên đại từ đầu thế kỷ XX.

Người dân làng Cát Đằng tự hào khi nghề sơn mài được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2017. Tồn tại và phát triển qua 7 thế kỷ, các cơ sở tại làng nghề sơn mài Cát Đằng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống, đó là sự tinh xảo, nhẹ nhàng, thanh thoát, mang đậm phong cách Á đông.

"Cổng làng không chỉ tạo nên hồn quê đất Việt mà qua dáng vẻ kiến trúc còn thể hiện chiều sâu văn hóa mỗi ngôi làng. Tôi tin ai cũng có một miền ký ức tuyệt vời về chiếc cổng làng và những kỷ niệm quý giá thời thơ ấu, ngay từ việc xây dựng cổng làng, ông cha ta đã có ý nhắn nhủ thế hệ mai sau qua kiến trúc, kiểu dáng, nét chữ, hình ảnh, ý tứ ở mỗi dòng câu đối...”, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo - tác giả của nhiều bài hát về làng quê chia sẻ.

ổng làng Đông Thượng, xã Trung Đông (Trực Ninh) - (ảnh báo Nam Định)

Cổng làng Đông Thượng, xã Trung Đông (Trực Ninh) - (ảnh báo Nam Định)

Phía sau những cánh cổng làng, các giá trị văn hóa mang đậm dấu ấn vùng miền đã hình thành nên hồn cốt của mỗi làng, củng cố tinh thần đoàn kết cộng đồng. Đó là truyền thống lịch sử, văn hóa, truyền thống hiếu học… hiện vẫn được các thế hệ người dân gìn giữ, phát huy trong cuộc sống hiện đại; qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Trong quá trình hội nhập, những cánh cổng làng cũng đang chủ động “mở ra” để đón nhận, tiếp biến những thành tựu văn hóa, văn minh mới để làm giàu thêm vốn văn hóa của làng; đồng thời, không ngừng đổi mới, sáng tạo, giao thoa với các nền văn hóa khác để giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp của quê hương Nam Định.

Bài viết tham gia CẢM XÚC XUÂN gửi về hòm thư doanhien@dddn.com.vn. Tác phẩm phù hợp sẽ được chúng tôi đăng tải kèm theo chế độ nhuận bút.

Lưu ý: Bài viết bao gồm thông tin tác giả, địa chỉ thường trú và số điện thoại để Ban Biên tập liên hệ khi cần.

Trân trọng cảm ơn!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [CẢM XÚC XUÂN] Về Nam Định với những cổng làng lưu giữ hồn quê Việt tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713540235 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713540235 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10