“Căn bệnh Hà Lan” đe dọa đồng Rúp

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 04/06/2022 11:30

Ngân hàng Trung ương Nga đang cố gắng kìm giá đồng Rúp sau thời gian hối hả cứu vớt đồng tiền này thoát khỏi nguy cơ “rác”.

Tính từ đầu năm nay, đồng Rúp đã tăng 22% so với USD và tăng khoảng 160% so với mức đáy ở thời điểm bùng nổ chiến sự Nga- Ukraine.

 Đồng Rúp đã tăng khoảng 22% so với USD kể từ đầu năm nay.

Đồng Rúp đã tăng khoảng 22% so với USD kể từ đầu năm nay.

>> Đồng Rúp tiếp tục tăng giá trước hàng loạt lệnh trừng phạt

Hiện tượng “Groningen”

Còn nhớ “căn bệnh Hà Lan” xuất hiện vào năm 1977 sau khi nước này phát hiện mỏ khí đốt Groningen, lớn nhất Châu Âu. Khi đạt đến công suất khai thác cực đỉnh, mỏ này tạo ra khối lượng xuất khẩu khổng lồ, khiến đồng Guild nước này tăng giá vùn vụt.

Do tỷ giá hối đoái bất ổn, nên không chỉ là dầu khí mà tất cả các mặt hàng xuất khẩu của nước này đều mất sức cạnh tranh; thất nghiệp tăng 4%; vốn đầu tư nước ngoài sút giảm mạnh.

Đồng Rúp của Nga từng bị định giá quá cao cũng vì lý do tương tự. Cụ thể, kinh tế Nga suy giảm đáng kể từ khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra, mọi lĩnh vực đều đình trệ, duy nhất chỉ có dầu thô và khí đốt có thể tăng xuất khẩu do nhu cầu bên ngoài đã vượt qua mọi lo ngại về áp lực chính trị, ngoại giao.

Trước thực trạng trên, NHTW Nga đã phải hạ 3 điểm phần trăm lãi suất cơ bản từ 14% về 11%, khiến tỷ giá đồng Rúp so với USD trượt xuống theo tỷ lệ 1/65, với Euro còn 1/68.

Động thái nói trên của NHTW Nga nhằm bảo vệ nguồn thu từ xuất khẩu năng lượng, đây là sức mạnh duy nhất mà nước này có thể mặc cả với “các quốc gia không thân thiện” theo hướng không gây thêm áp lực cho những ngành kinh tế khác của Nga.

Đồng thời, Nga cũng giảm giá mạnh dầu thô và khí đốt, có đơn hàng mất đến 40% giá trị so với trước đây, nhằm giành giật khách hàng từ các nhà cung cấp chủ chốt ở Trung Đông, Tây Ban Nha, Hà Lan.

>> Putin và sự ngang trái của đồng Rúp

“Mong manh” kinh tế Nga

Năng lượng là điểm mạnh, đồng thời cũng là điểm yếu của nền kinh tế Nga. Ông Putin đã xây dựng “triều đại” của mình dựa trên “vàng đen”.

Trong thời gian ngắn vừa qua, đồng Rúp biến thiên theo hai thái cực trái ngược. Các gói trừng phạt của Mỹ và phương Tây khiến đồng Rúp mất giá kỷ lục (1USD/120,8 Rúp), kéo theo lạm phát tăng vọt, đẩy nước Nga đứng trước nguy cơ vỡ nợ.

Khi đó, NHTW Nga đã tăng gấp đôi lãi suất cơ bản lên 20%, yêu cầu thanh toán hợp đồng khí đốt bằng Rúp,… và họ đã đạt được những gì như mong muốn.

Tuy nhiên, như đã thấy, đồng Rúp không được “neo” bởi nền kinh tế ổn định nên có thể xảy ra hiện tượng “Groningen”. Giờ đây, bên cạnh việc giữ ổn định giá đồng tiền, Nga còn phải chạy đua tìm khách hàng mua dầu thô và khí đốt.

Biện pháp tốt nhất là giảm giá, gia tăng cạnh tranh. Như vậy, nguồn thu quốc gia chủ đạo vẫn bị “bốc hơi”. Điều này khiến áp lực ngày một tăng do các mỏ khai thác không thể ngưng lại.

Ông Putin có thể “rắn tay” với phương Tây, song phải chiều lòng khách hàng, mềm mỏng hết mức với Trung Quốc, Ấn Độ, vì đây là hai khách hàng có thể thu nhận vô hạn dầu khí Nga.

Có thể bạn quan tâm

  • Châu Âu sẽ ra sao nếu không thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp?

    Châu Âu sẽ ra sao nếu không thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp?

    05:00, 03/04/2022

  • Đồng Rúp hồi phục sau sắc lệnh mới của Tổng thống Nga

    Đồng Rúp hồi phục sau sắc lệnh mới của Tổng thống Nga

    05:30, 02/04/2022

  • G7 không đồng ý thanh toán khí đốt bằng Rúp cho Nga

    G7 không đồng ý thanh toán khí đốt bằng Rúp cho Nga

    15:24, 29/03/2022

  • Yêu cầu thanh toán khí đốt bằng Rúp, các quốc gia triển khai như thế nào?

    Yêu cầu thanh toán khí đốt bằng Rúp, các quốc gia triển khai như thế nào?

    09:45, 29/03/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Căn bệnh Hà Lan” đe dọa đồng Rúp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO