Chính trị - Xã hội

Cán bộ Quảng Nam và nỗi lo của người đứng đầu Chính phủ

Nguyễn Hoàng 10/02/2025 05:47

Điều boăn khoăn lo lắng của người đứng đầu Chính phủ là cán bộ làm việc Quảng Nam nhưng nhà ở Đà Nẵng, không ai xây dựng Quảng Nam…

Trước hàng loạt kiến nghị cùng cơ chế chính sách được lãnh đạo Quảng Nam đề xuất tại buổi làm việc chiều ngày 8/2, cơ bản người đứng đầu Chính phủ chấp thuận và đưa ra nhiều kinh nghiệm, giải pháp gợi mở cho sự phát triển, giải đáp những kiến nghị của tỉnh Quảng Nam.

Tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ cũng nêu những băn khoăn đối với Quảng Nam vấn đề vẫn chưa được giải quyết dứt điểm đó là phần lớn cán bộ lạc nghiệp nhưng chưa an cư.

02a4dbc5f96746391f76.jpg
Người đứng đầu Chính phủ đặt ra nhiều câu hỏi với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam tại buổi làm việc chiều ngày 8/2.

Theo Thủ tướng, người Quảng Nam rất anh hùng, với truyền thống lịch sử hào hùng, đi đầu đánh Mỹ nhưng trong thời bình thì lại không đi đầu. Tại sao? - Một câu hỏi đầy day dứt với hàng triệu người dân đất Quảng anh hùng.

Thủ tướng đặt ra câu hỏi trước đông đảo cán bộ lãnh đạo Quảng Nam: "Con hơn cha, nhà có phúc." - Vậy một Quảng Nam anh dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ, chẳng lẽ bây giờ không anh dũng kiên cường đi đầu trong phát triển?”

Câu hỏi không khó. Nhưng cán bộ lãnh đạo Quảng Nam không dễ trả lời và thực hiện trong một sớm một chiều.

Người đứng đầu Chính phủ vẫn boăn khoăn đối với Quảng Nam đó là cán bộ Đà Nẵng chủ yếu người Quảng Nam, cán bộ Quảng Nam chủ yếu sống ở Đà Nẵng. Vậy để xây dựng Quảng Nam mà cán bộ về hết Đà Nẵng thì làm sao phát triển Quảng Nam?

"Chiều thứ 6 anh về, sáng thứ 2 anh đến thì làm sao phát triển dịch vụ được, làm sao phát triển các hoạt động khác được? Đã vào Quảng Nam thì phải ở, gắn bó, sống chết với Quảng Nam, chứ một cảnh hai quê thì làm sao yên tâm công tác? Ông bà nói an cư mới lạc nghiệp. Vậy cán bộ Quảng Nam đã an cư chưa hay vẫn một cảnh hai quê?", người đứng đầu Chính phủ đặt câu hỏi.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, cũng như nhiều người dân TP. Tam Kỳ đều có chung nhận xét ngày cuối tuần TP. Tam Kỳ vắng lặng. Nhiều người nói dịch vụ Tam Kỳ không phát triển dù sau 28 năm chia tách tỉnh. Bởi phần lớn cán bộ nhận lương ở Quảng Nam nhưng lại chi tiêu ở Đà Nẵng thì làm sao dịch vụ phát triển. Đó là điều dễ nhận thấy.

TH 1
Quảng Nam có đầy đủ tiềm năng như cảng biển, sân bay, cao tốc, đường Quốc lộ 1, đường sắt, đường ven biển… đẻ kinh tế bứt phá.

Đó là chưa nói đến đến một số xe công đưa đón cán bộ từ Quảng Nam về Đà Nẵng và ngược lại mỗi cuối đầu tuần. Tất nhiên chuyện xe công đưa đón cán bộ đã được hạn chế cách đây hơn 15 năm, nhưng không tránh khỏi sự lãng phí khi một bộ phận cán bộ không đủ tiêu chuẩn xe công phục vụ vẫn còn lợi dung!

Người đứng đầu Chính phủ thừa nhận Quảng Nam đã hội tụ đủ yếu tố "Thiên thời, địa lợi, nhân hòa". Tiềm năng đất đai, có biển, có rừng, con người Quảng Nam kiên trung, là vùng đất mở với cảng thị Hội An trên con đường tơ lụa giao thương với nước ngoài từ hơn 600 năm trước.

Là vùng đất có đầy đủ tiềm năng như cảng biển, sân bay, cao tốc, đường Quốc lộ 1, đường sắt, đường ven biển… cùng hệ thống quốc lộ kết nối liên vùng và trên hành lang kinh tế Đông Tây. Với hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ nhưng chưa hoàn thiện. Vậy làm thế nào để khai thác lợi thế tiềm năng sẵn có này để phát triển kinh tế trở thành tỉnh giàu về kinh tế, mạnh về an ninh quốc phòng, an sinh xã hội.

Đây là những gợi mở mà Thủ tướng nhấn mạnh và yêu cầu Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Nam cũng như toàn hệ thống chính trị quyết liệt vào cuộc để bứt phá và tăng tốc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Làm thế nào để khai thác tối đa lợi thế tiềm năng sẵn có. Toàn bộ vùng đất phía đông ven biển từ Núi Thành đến TP. Đà Nẵng với đường 129 - Võ Chí Công đầu tư xây dựng hoàn thành với 4 làn xe được mệnh danh là đường triệu USD.

Trong tương lai là tuyến đường không ngủ với sự phát triển thương mại dịch vụ du lịch. Nhưng tải trọng chỉ giới hạn 5 tấn đã kìm hãm sự phát triển vận chuyển hàng hóa, gây lãng phí đầu tư công từ nhiều năm nay vẫn chưa được tháo gở khiến doanh nghiệp vận tải điêu đứng.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu cụ thể, toàn bộ phía Đông đường ven biển tỉnh này tập trung sản xuất và kinh doanh dịch vụ, du lịch. Phía Tây đường là công nghiệp và đô thị, phải xác định và quy hoạch rõ ràng. Lợi thế tiềm năng nhưng Quảng Nam chưa khai thác hiệu quả. Nếu quy hoạch tốt sẽ có dự án tốt, có nhà đầu tư tốt và sẽ khai thác hiệu quả vùng đất này.

Cũng theo người đứng đầu Chính phủ, tỉnh Quảng Nam còn thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao dù tỉnh có truyền thống hiếu học. "Tại sao nguồn nhân lực chưa cao, phải chăng ai giỏi thì đi những nơi khác làm việc?" - Thủ tướng đặt câu hỏi.

Đây là câu hỏi được nhiều thế hệ người Quảng Nam tự hỏi nhiều thập niên trước: "Người Quảng Nam nghèo nhưng học giỏi. Nhưng tại sao giỏi vẫn cứ nghèo" - Câu hỏi không khó nhưng hàng trăm năm nay vẫn chưa hóa giải cho lời nguyền này!

Phải chăng lời giải cho câu trả lời không khó này đã được người đứng đầu Chính phủ nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong cuộc làm việc hôm chiều 8/2 với những kiến nghị mà Quảng Nam đưa ra đã được Thủ tướng chấp thuận.

Nhưng vấn đề mà Thủ tướng quan tâm vẫn là cán bộ Quảng Nam về Đà Nẵng ở, như vậy sẽ khó phát triển và Thủ tướng đề nghị phải “Làm sao cán bộ Quảng Nam đừng về Đà Nẵng ở nữa!”. Phải an cư mới lạc nghiệp, không còn cảnh hai quê dù chia tách tỉnh đã gần 28 năm nay.

Những cơ chế chính sách, những kiến nghị sẽ được người đứng đầu Chính phủ chấp thuận với điều kiện: Cán bộ phải quyết tâm xây dựng Quảng Nam là quê hương của mình, không phải là nơi đến làm việc xong rồi đi, phải trụ lại, bám đất bám người ở đây để phát triển, để lãnh đạo chỉ đạo.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cán bộ Quảng Nam và nỗi lo của người đứng đầu Chính phủ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO