Cần bộ quy chuẩn cho camera giám sát hành trình

Diendandoanhnghiep.vn Theo Nghị định số 47 mới được ban hành, từ ngày 1/7/2023, phương tiện kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp camera giám sát hành trình mới được cấp phù hiệu, biển hiệu.

>>>Quảng Nam: Xử lý nghiêm các doanh nghiệp khai thác khoáng sản không lắp camera và cân tải trọng

 cơ quan chức năng phải công bố quy chuẩn để doanh nghiệp không nhầm lẫn, bởi sẽ có có tâm lý “giá rẻ để lắp cho xong”, nhất là trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đã kiệt quệ vì dịch Covid-19.

Cơ quan chức năng phải công bố quy chuẩn cho thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để doanh nghiệp không nhầm lẫn.

Cần công bố quy chuẩn

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Nghị định số 47/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/1/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Nghị định 47 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2022.

Đáng chú ý, Nghị định số 47 bổ sung Khoản 8 Điều 34 về đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Theo đó, từ ngày 1/7/2023, đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải thuộc đối tượng phải lắp camera theo quy định của Nghị định này, khi tham gia kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu. Đây là một loại giấy tờ bắt buộc mà các xe muốn kinh doanh vận tải phải có. 

Thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera cũng phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại Nghị định này.

Theo chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy, trong điều kiện có dịch Covid-19 như hiện nay, camera là giải pháp hữu hiệu để phòng chống dịch từ xa, nhắc nhở từ lái xe, hành khách tuân thủ nghiêm ngặt việc đeo khẩu trang.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng cho rằng, các đơn vị vận tải đang băn khoăn trong việc lựa chọn thiết bị, do chưa có quy chuẩn. Do đó, cơ quan chức năng phải công bố quy chuẩn để doanh nghiệp không nhầm lẫn, bởi sẽ có có tâm lý “giá rẻ để lắp cho xong”, nhất là trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đã kiệt quệ vì dịch Covid-19.

Trước đó, Nghị định 10/2020 quy định từ 1/7/2021, ôtô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ trở lên và xe vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo phải lắp camera ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe trong suốt quá trình xe tham gia giao thông. 

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tại Nghị quyết 66 ngày 1/7, Chính phủ quyết định lùi thời hạn xử phạt hành chính đến hết ngày 31/12/2021 đối với xe kinh doanh vận tải chưa hoàn thành lắp camera. Kể từ 1/1/2022, các lực lượng chức năng bắt đầu xử lý vi phạm.

Theo đại diện Chi hội giám sát hành trình, các nhà xe đang trang bị camera giám sát theo hai xu hướng là rời và tích hợp. Xu hướng rời phải sử dụng camera và một thiết bị giám sát hành trình đã lắp trước đây, gây hại ắc quy và phải dùng tới 2 sim nên tốn kém chi phí duy trì.

Xu hướng tích hợp thực hiện theo quy chuẩn TCVN13396, tích hợp giữa camera và thiết bị giám sát hành trình bằng một thiết bị duy nhất trên xe. Sử dụng thiết bị này doanh nghiệp khắc phục được các nhược điểm trên và không tốn kém chi phí nâng cấp sau này.

>>>Kiến nghị bỏ lắp camera trên xe kinh doanh vận tải: Giải tỏa gánh nặng cho doanh nghiệp

>>>Lắp camera giám sát hành trình: Vì sao doanh nghiệp vận tải chần chừ?

Kết nối chia sẻ dữ liệu

Cùng với đó, Nghị định số 47 cũng bổ sung đơn vị nhận kết nối, chia sẻ dữ liệu về quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình xe, gồm có Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) để phối hợp quản lý về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế; phòng, chống buôn lậu.

Nghị định số 47 cũng bổ sung đơn vị nhận kết nối, chia sẻ dữ liệu về quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình xe.

Đơn vị nhận kết nối, chia sẻ dữ liệu về quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình gồm Cục Cảnh sát giao thông,Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan.

Ngoài ra, Nghị định cũng bổ sung Điểm đ Khoản 3 (đơn vị kinh doanh vận tải) Điều 11 quy định về công tác bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) khi nhận hàng hóa ký gửi xe ô tô, trong trường hợp người gửi hàng hoá không đi theo xe, phải yêu cầu người gửi hàng hoá cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về tên hàng hoá, cân nặng (nếu có), họ và tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận.

Thông tin từ Tổng cục đường bộ Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2022, đơn vị đã chỉ đạo, đôn đốc các Sở GTVT, đơn vị kinh doanh vận tải lắp đặt camera giám sát, kết nối về máy chủ Hệ thống giám sát của Tổng cục. Hiện đã có 916.524 phương tiện truyền dữ liệu về hệ thống.

Bên cạnh đó, Nghị định 47 cũng bổ sung Khoản 3 Điều 13 về điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô, theo hướng không sử dụng xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách. Không sử dụng xe ô tô kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi... 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cần bộ quy chuẩn cho camera giám sát hành trình tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711706370 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711706370 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10