Cần có cái nhìn mới về văn hóa đọc

Diendandoanhnghiep.vn Trong khi thế giới đang chuyển dần từ hậu công nghiệp sang kinh tế tri thức, thì lớp trẻ ở ta lại ít quan tâm đến văn hóa đọc.

Trong Hội thảo quốc gia về “Xây dựng văn hóa đọc và phát triển mô hình thư viện thân thiện trường tiểu học” diễn trong 2 ngày 29-30/6 tại TP Đà Nẵng vừa qua, các chuyên gia đã đưa ra những con số để nhìn thẳng vào sự thật.

Tính đến thời điểm hiện tại, trung bình mỗi người Việt đọc 1,2 quyển sách/năm. Ảnh minh họa.

Số liệu buồn

Theo số liệu thống kê mà các chuyên gia đưa ra thì số giờ đọc sách trung bình của mỗi người ở quốc gia Ấn Độ là 10,42 giờ/tuần; Thái Lan là 9,24 giờ/tuần và người Mỹ đọc 5,42 giờ/tuần. Riêng Việt Nam, 26% dân số Việt Nam chẳng bao giờ đọc sách. Tính đến thời điểm hiện tại, trung bình mỗi người Việt đọc 1,2 quyển sách/năm. Trong khi người Malaysia đọc 10 cuốn/năm, người Singapore đọc 14 cuốn/năm, người Nhật đọc khoảng 20 cuốn/năm, người Israel (Do Thái) đọc 60 cuốn/năm.

Đã có rất nhiều ý kiến cho rằng, lý do khiến số người Việt đọc sách ít, số lượng sách đọc trong năm của người Việt ít đầu tiên là giá sách quá cao. So với mặt bằng thu nhập của đại đa số người dân thì sách là một loại hàng hóa xa xỉ, thậm chí không nằm trong danh mục “nhu yếu phẩm” trong chi tiêu hàng tháng hay hàng năm của gia đình hay cá nhân.

Tuy nhiên, nhưng nói giá thành sách cao cũng chưa hoàn toàn đúng. Bởi, ngay cả khi giá sách giảm sâu đến “siêu rẻ”, số sách được mua cũng không nhiều. Vì thế mới có chuyện cười mà ngậm ngùi, các loại sách ngôn tình của các tác giả trẻ trong giới showbiz lại bán chạy, trong khi sách văn học của nhiều tác giả nổi tiếng thì dù giảm sâu rẻ hơn mớ rau cũng ế ẩm. Đáng buồn hơn, nhiều tập thơ giảm giá chỉ 2.000 đồng/cuốn nhưng vẫn ít người mua.

Từ thực tế và các con số trên, có thể thấy văn hóa đọc thời buổi bây giờ đang khiến chúng ta phải suy nghĩ. “Vốn văn chương của lớp trẻ bây giờ “cạn” lắm. Khi chấm những bài thi tốt nghiệp và bài thi đại học mới càng thấy rõ điều này. Những câu văn ngô nghê, những cột mốc lịch sử bị sai lệch, rồi lấy “râu ông nọ cắm cắm bà kia”... đang gióng lên hồi chuông về văn hóa đọc hiện nay của giới trẻ” – trích từ tâm sự của một người Thầy.

Trong khi thế giới đang chuyển dần từ hậu công nghiệp sang kinh tế tri thức, vậy mà lớp trẻ lại ít quan tâm đến văn hóa đọc. Thật không hiểu lớp trẻ bây giờ nghĩ gì?

Chỉ là một bộ phận chứ không phải là tất cả

Nói đến văn hóa đọc, chúng ta không thể không nhớ đến câu nói rất hay của nhà Văn Lỗ Tấn: “Muốn viết một chữ trong bụng phải có một tấn chữ, muốn nói một từ, trong đầu phải có một ngàn từ”. Hay Lênin đã dạy rằng: “Không có sách, không có tri thức. Không có tri thức, không có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”.

Xác định tầm quan trọng của văn hóa đọc, ngày 15/3/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt “Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, trong đó khẳng định quan điểm phát triển văn hóa đọc là một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước.

Song song, ngày sách Việt Nam 21/4, mỗi năm trung bình có đến gần 50 Hội sách, Hội chợ sách, Tuần lễ sách… đủ cấp độ và quy mô ở riêng Hà Nội và TP HCM, Đà Nẵng, chưa kể ở một số tỉnh thành lớn khác cũng mở Hội sách, kể cả vùng đồng bằng sông Mekong có Hội sách Cần Thơ, vùng Tây Nguyên có Hội sách tỉnh Gia Lai..v..v.

Quan sát các hội sách được tổ chức tại Hà Nội và TP HCM, Đà Nẵng những năm gần đây, chúng ta nhận thấy có đến 80% khách tới tham quan, mua hàng là độc giả trẻ. Thậm chí, nhiều người say mê đọc từng trang sách. Có nhiều người còn nhịn ăn để dành dụm tiền mua cho mình những cuốn sách ưng ý.

Khách quan mà nói, sự xuống cấp về văn hóa đọc và thái độ thờ ơ với sách vở chỉ có trong một bộ phận nhỏ chứ không phải tất cả!

Thời đại nào cũng có những người đam mê với sách vở và có người không. Đối với thời đại này, cuốn sách này có giá trị, nhưng thời đại khác lại không. Và nên tôn trọng sở thích đọc của mỗi người chứ không nên áp đặt suy nghĩ của thế hệ này cho thế hệ khác.

Đặc biệt, ở thời đại công nghệ số, văn hóa đọc không nên chỉ giới hạn ở thái độ ứng xử với sách vở, mà cần hiểu là cách ứng xử với tất cả các kênh thông tin khác như việc đọc báo, đọc sách online nói chung. Người ta có thể dùng các tài khoản mạng để mua các phiên bản Ebook để đọc qua máy tính hoặc điện thoại thông minh (Smartphone).

Ngay như chiếc Smartphone  cũng có ứng dụng goi là Play Sách, trong đó nó là cả một kho sách điện tử, sách nói, thông tin hiệu sách, thể loại sách và sách nào bán chạy..v..v. Do đó, không thể vì một người, một bộ phận ít đọc sách, báo giấy mà cho rằng tất cả thờ ơ với việc đọc.

Như thế cũng có nghĩa, không thể khẳng định rằng những kênh đọc online, cuốn sách truyện giải trí là hời hợt, vô giá trị và cho rằng văn hóa đọc theo đó đang xuống cấp. Quan trọng là chúng ta, cũng như các bạn trẻ thu lại được gì từ các kênh đọc đó!

 Giá trị của văn hóa đọc xét cho cùng là ở sự cảm nhận, khả năng chắt lọc, thẩm thấu của độc giả. Và mỗi thế hệ có những đặc trưng văn hóa riêng, nhu cầu riêng, cách cảm thụ riêng.

Có lẽ, đã đến lúc chúng ta cần thay đổi, nhìn nhận mới về văn hóa đọc trong thời buổi công nghệ số?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cần có cái nhìn mới về văn hóa đọc tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714357372 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714357372 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10