Cần giải pháp hỗ trợ giảm phí SMS banking từ nhà mạng và ngân hàng

Diendandoanhnghiep.vn Người dùng SMS Banking thì chịu phí cao, còn dùng mobile app thì phải nhận nhiều thông báo quảng cáo... Vì vậy, rất cần có giải pháp đồng bộ từ nhiều bên.

>> Vì sao VNBA kiến nghị nhà mạng giảm cước phí viễn thông cho ngân hàng?

Xoay quanh chủ đề nóng về việc ngân hàng thu phí dịch vụ SMS Banking cao, khiến khách hàng bị đội chi phí, phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp đã có cuộc trò chuyện với ông Đinh Hồng Sơn, chuyên gia tài chính số để hiểu hơn về vấn đề này.

Mỗi ngân hàng lại áp một mức phí riêng cho việc sử dụng dịch vụ SMS Banking và với người có số lượng giao dịch nhiều (ảnh minh hoạ)

Mỗi ngân hàng lại áp một mức phí riêng cho việc sử dụng dịch vụ SMS Banking và tùy theo số lượng giao dịch của khách hàng (ảnh minh hoạ)

- Trước câu chuyện “tăng sốc” phí SMS Banking của một số ngân hàng gần đây, ông có đánh giá thế nào về hiện tượng này?

Phí SMS Banking (dịch vụ tin nhắn từ ngân hàng) “tăng sốc” có lẽ đang là tâm điểm mà nhiều người quan tâm, vì hiện nay số người sử dụng tài khoản ngân hàng để giao dịch là rất nhiều. Điển hình mới đây, ngân hàng Vietcombank thông báo tăng phí SMS Banking từ 11.000 đồng/tháng lên 11.000 - 77.000 đồng/tháng tùy số lượng tin nhắn. Nếu số lượng tin nhắn trong tháng dưới 20 tin, Vietcombank thu phí 11.000 đồng/tháng; từ 20 đến dưới 50 tin nhắn là 27.500 đồng/tháng; từ 50 đến dưới 100 tin là 55.000 đồng/tháng; từ 100 tin nhắn trở lên là 77.000 đồng/tháng. Như vậy, 1 năm, người dùng có thể phải đóng phí tin nhắn SMS cao nhất lên tới 924.000 đồng.

Khảo sát thêm tại một số ngân hàng khác, các mức phí cho dịch vụ này cũng không hề nhỏ, như ngân hàng BIDV đang có mức thu phí 9.900 đồng, đối với 0-15 SMS/tháng, từ16-50 SMS/tháng thu phí 33.000 đồng/tháng, từ 51-100 SMS/tháng có phí 60.500 đồng và từ 100 SMS/tháng thu phí 77.000 đồng.

Còn tại Techcombank, với khách hàng thường sử dụng Homebanking, phí SMS Banking được chia theo các mốc: 0-15 SMS/tháng phí 13.200 đồng, 16-30 SMS/tháng phí 19.800 đồng, 31-60 SMS/tháng phí 44.000 đồng, trên 61 SMS/tháng 82.500 đồng/tháng. Với khách hàng VIP, ngân hàng miễn phí toàn bộ dịch vụ SMS.

Đối với khách hàng sử dụng F@st Mobipay, ngân hàng sẽ tự động cắt dịch vụ tin nhắn SMS và thay thế hoàn toàn bằng dịch vụ thông báo số dư ngay trên ứng dụng (dịch vụ OTT).

Riêng nhóm ngân hàng có mức thu phí SMS Banking thấp hơn có thể kể đến VPBank, VietinBank, ACB, HDBank,… Cụ thể, tại VPBank và MB, phí dịch vụ SMS Banking đối với các thông báo giao dịch tài khoản qua tin nhắn điện thoại là 13.200 đồng/tháng.

Như vậy có thể thấy, mỗi ngân hàng lại áp một mức phí riêng cho việc sử dụng dịch vụ SMS Banking và với người có số lượng giao dịch nhiều, liên tục đương nhiên chịu thiệt thòi.

Vấn đề này, nhiều lãnh đạo ngân hàng đã lý giải, do nhà mạng viễn thông neo chi phí cao, từ 785 đồng/tin nhắn đến 820 đồng/tin nhắn, cao gấp nhiều lần cước tin nhắn thông thường ở những lĩnh vực khác. Ước tính sơ bộ, một tổ chức tín dụng cỡ nhỏ hàng tháng phải trả phí cước cho 15-20 triệu tin nhắn/tháng, còn các tổ chức tín dụng tầm trung trở lên là 50-80 triệu tin nhắn/tháng.

Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng, phí dịch vụ đã đóng góp vào một phần doanh thu cũng như lợi nhuận của ngân hàng và các nhà mạng, nên câu chuyện này cũng cần có sự xem xét đánh giá lại của ngân hàng, tránh để người dùng bị “đội” phí.

- Hiện nay, rất nhiều ngân hàng cắt dịch vụ SMS Banking để hướng người dùng sử dụng các moblie app với dịch vụ OTT miễn phí, ông có quan điểm thế nào về hình thức này?

Việc phát triển ngân hàng số đang là mục tiêu then chốt của hệ thống ngân hàng trong tương lai, điều đó không chỉ cần các yếu tố về công nghệ cao, tính tiện ích,... mà còn cần giáo dục người dùng, hướng tới sử dụng các thiết bị thông minh để áp dụng được thành công quá trình này.

Ông Đinh Hồng Sơn

Ông Đinh Hồng Sơn

Về góc độ ngân hàng, trên các mobile app đang tích hợp rất nhiều tiện ích, từ chuyển tiền, thanh toán hoá đơn, nạp tiền điện thoại, đóng bảo hiểm, mua vé máy bay, tàu xe,... cùng nhiều ưu đãi khác. Do đó, các ngân hàng luôn mong muốn khách hàng của mình sẽ chăm chỉ truy cập, dùng ứng dụng nhiều hơn, từ đó lượt tương tác và khả năng trung thành với ngân hàng hay chính ứng dụng đó được nâng cao.

Còn từ góc độ người dùng, phải nói, nếu người dùng không có smartphone để tải các app ngân hàng, thì số lượng giao dịch của họ cũng sẽ không nhiều, ngân hàng không quá chú trọng với những đối tượng khách hàng này. Nhưng những người dùng app, đôi khi phát sinh một số bất tiện như, nếu họ bật chế độ thông báo từ ứng dụng ngân hàng, có thể biến động số dư một ngày thì ít, nhưng các tin quảng cáo lại quá nhiều, gây phiền hà cho người sử dụng. Do đó, nhiều người vẫn muốn được sử dụng SMS Banking như một giải pháp để nắm bắt biến động số dư tài khoản.

>> Ngân hàng đề nghị nhà mạng giảm giá cước viễn thông

- Tại nhiều công ty chứng khoán cũng áp dụng thu phí tin nhắn người dùng, nhưng mức phí này không cao. Ông thấy có sự tương quan nào trong vấn đề này và nên có giải pháp gì để hỗ trợ người dùng tối ưu các chi phí sử dụng tài khoản?

Theo tôi thấy, các công ty chứng khoán cũng đều có biểu mẫu chi phí cho khách hàng về dịch vụ tin nhắn. Ví dụ, công ty chứng khoán MBS cung cấp các gói phí dịch vụ Tin nhắn SMS cho khách hàng theo 2 cấp độ, gói cơ bản có mức phí 8.800 đồng/tháng/tài khoản, với thông báo nộp, rút, chuyển khoản tiền, thông báo quyền cổ tức về tài khoản. Gói nâng cao áp dụng phí 33.000 đồng/tháng/tài khoản, với các thông báo gồm: rút, nộp, chuyển khoản tiền, quyền cổ tức về tài khoản, số dư tiền đầu ngày, sức mua đầu ngày, số dư chứng khoán đầu ngày, kết quả khớp lệnh cơ sở,... Hay tại công ty chứng khoán FPTS thì đang áp dụng mức phí tin nhắn cho khách hàng là 22.000 đồng/tháng.

Tuy nhiên, để so sánh sự tương quan giữa tài khoản ngân hàng và tài khoản công ty chứng khoán là không phù hợp. Bởi vì nhà mạng sẽ áp dụng mức phí với mỗi loại hình, đối tượng người dùng khác nhau, đồng thời, sự phân bổ chi phí dịch vụ cũng không giống nhau.

Để bảo đảm quyền lợi cho khách hàng, điều này phụ thuộc vào 2 yếu tố, một là người dùng chấp nhận bỏ dịch vụ SMS banking để sử dụng mobile app nhiều hơn. Hai là, phía nhà mạng và ngân hàng có giải pháp hỗ trợ khách hàng.

Thực tế, nhà mạng hoàn toàn có các biện pháp “nới room”, giảm chi phí, đồng nghĩa với việc giảm lợi nhuận của mình xuống để hỗ trợ ngân hàng. Từ đó, ngân hàng cũng sẽ giảm chi phí và chấp nhận giảm một phần lợi nhuận của mình, thay vì cứ áp mức phí cao như hiện nay.

Tuy nhiên, đòi hỏi điều đó không hề dễ. Theo tôi các cơ quan quản lý nên có động thái rà soát để hỗ trợ can thiệp trong vấn đề này. Ví dụ, vài năm trước đây, các nhà mạng thường có khuyến mãi cho khách hàng nạp thẻ, được tặng thêm 50%. Nhưng sau đó Nhà nước đã có quy định rõ ràng về việc chỉ cho phép các nhà mạng khuyến mại tối đa từ 20-30% với các chương trình ưu đãi. Từ đó để thấy, nếu có chi tiết các khung quy định, cân bằng lợi ích giữa các bên một cách hài hoà, có kiểm soát thì sẽ tốt hơn nhiều.

Xin trân trọng cảm ơn ông!  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cần giải pháp hỗ trợ giảm phí SMS banking từ nhà mạng và ngân hàng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713480999 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713480999 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10