Cần nâng cao công tác quản lý chính sách điều hành xăng dầu

Diendandoanhnghiep.vn Theo chuyên gia, Việt Nam cần có quỹ xăng dầu lớn hơn, để trong trường hợp đặc biệt có thể xả quỹ dự trữ, đáp ứng trong thời gian nguồn cung trong nước thiếu hụt như vừa qua.

>> Giá xăng dầu tăng “phi mã” đe dọa đà phục hồi kinh tế

Những hành vi treo biển hết xăng, hoặc bán cầm chừng không phải là câu chuyện mới, mà đã tái diễn trong nhiều năm trở lại đây. Các chuyên gia cho rằng, ngoài yếu tố cung cầu thị trường, còn do chính sách điều hành xăng dầu hiện nay còn chậm so với diễn biến của thị trường thế giới.

Bộ Công thương cần nhanh chóng vào cuộc thực hiện thanh tra, kiểm tra ở những vùng có cây xăng đóng cửa và nếu phát hiện hiện tượng găm hàng chờ tăng giá, thì phải xử lý thật nghiêm minh

Bộ Công thương cần nhanh chóng vào cuộc thực hiện thanh tra, kiểm tra ở những vùng có cây xăng đóng cửa và nếu phát hiện hiện tượng găm hàng chờ tăng giá, thì phải xử lý thật nghiêm minh

Về vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, hiện nay, Việt Nam vẫn áp dụng cơ chế điều hành giá theo quy trình 10 ngày một lần, trong khi đó, tất cả các doanh nghiệp đều đã biết tính hình giá cả thế giới. Vì thế, nếu biến động có xu hướng tăng lên, thì nhất định 10 ngày sau, Nhà nước sẽ điều chỉnh giá và họ sẵn sàng găm hàng lại, chờ đến chu kỳ công bố giá tới mới bán. Dù tình hình diễn ra như vậy, nhưng tất cả các chế tài ứng xử của các cơ quan quản lý vẫn chưa nghiêm, không làm đến nơi đến chốn, nên sự việc vẫn lặp đi lặp lại làm cho thị trường mất đi tính minh bạch.

Ngoài ra, có nhiều đơn vị kinh doanh xăng dầu cho biết, họ đang phải nhập giá xăng dầu với giá cao hơn cả giá bán ra, ở góc độ này, ông Thoả phân tích, có hai vấn đề đó là:

Thứ nhất, sự rục rịch thiếu nguồn cung, chúng ta đã biết từ tháng 12, việc nhập khẩu khó và điều hành tiến độ nhập khẩu không đạt yêu cầu, cộng với việc nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đột ngột giảm sản lượng, nên ta có thể dùng từ là bị đứt gãy nguồn cung một cách tạm thời trong điều kiện giá dầu thế giới đang lên.

Thứ hai, giá dầu xăng dầu của Việt Nam tính theo chu kỳ trước, bán cho chu kỳ sau, mà chu kỳ trước giá ở mức một, nhưng chu kỳ sau giá lên mức hai, thì khi nhập về bán rõ ràng bị ảnh hưởng.

Hiện nay, nhờ các đầu mối lớn như thế Petrolimex, Xăng dầu Quân đội,... thì có thể nguồn cung vẫn còn, do dự trữ lưu theo quy định 30 ngày, nhưng tổng thể thị trường là khan hiếm. Vậy để không xảy ra tình trạng đó, trước hết, phải kiểm tra xem sự thật như thế nào, có những doanh nghiệp hết thật thì phải chấp nhận là họ hết thật vì họ không mua được. Còn những trường hợp vẫn còn xăng nhưng đóng cửa không bán, chờ giá lên thì phải rút giấy phép kinh doanh, đi liền với đó là xử lý bằng pháp luật”, ông Nguyễn Tiến Thoả nhấn mạnh.

Còn theo PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia tài chính, về nguyên tắc, quy định doanh nghiệp đầu mối phải dự trữ tối thiểu 20 ngày nên nói thiếu xăng dầu là không hợp lý. Việc thiếu xăng xảy ra ở cá biệt một vài địa phương có thể do các đầu mối ở địa phương nhập và dự trữ không đủ. Vì vậy, cần có sự kiểm tra của các cơ quan quản lý, thanh tra để có số liệu thực tế là các doanh nghiệp có thực hiện đúng quy định của nhà nước không về việc dự trữ 20 ngày.

“Nguồn cung xăng dầu thời gian tới hoàn toàn có thể trở về bình thường khi các nhà máy tăng công suất lên. Việc nhập khẩu xăng dầu cũng có thể tiến hành nhưng phải đàm phán trước từ 3-6 tháng để đảm bảo giá hợp lý, bởi nếu mua ngay thì giá và chi phí rất cao, chi phí đắt. Về lâu dài, chúng ta cần có quỹ xăng dầu lớn hơn, để trong trường hợp đặc biệt có thể xả quỹ dự trữ, đáp ứng trong thời gian nguồn cung trong nước thiếu hụt như vừa qua. Nguồn dự trự này có thể đáp ứng tiêu dùng ít nhất trong từ 3-6 tháng, thậm chí là 1 năm, mới có thể đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai vững chắc”, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh nói.

>> Từ vụ “khan hiếm” xăng dầu: Nhìn lại chuyện đàm phán “hớ” tại dự án lọc dầu Nghi Sơn

Vừa qua, tại cuộc họp với các đơn vị địa phương, doanh nghiệp bàn về giải pháp bình ổn thị trường, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định, doanh nghiệp xăng dầu có chức năng nhập khẩu mà không có sản lượng nhập vào trong 6 tháng sẽ bị thu hồi giấy phép, không để tình trạng trao quyền mà không làm. Vị Bộ trưởng cho rằng, trong lúc căng thẳng như hiện nay, không thể để tình trạng trục lợi, nếu các đơn vị chức năng xử lý nghiêm tình trạng này thì thị trường sẽ ổn nếu các Cục Quản lý thị trường địa phương, Sở Công thương các địa phương làm ngơ, hoặc làm không hết trách nhiệm cũng sẽ bị xử lý nghiêm, thậm chí sẽ tạm đình chỉ công tác với những cán bộ này.

Cùng với đó, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cũng đã khẳng định, hiện nay lượng dự trữ xăng dầu trong nước còn nhiều, nên không thể thiếu nguồn cung, chính vì vậy, Bộ Công thương cần nhanh chóng vào cuộc thực hiện thanh tra, kiểm tra ở những vùng có cây xăng đóng cửa và nếu phát hiện hiện tượng găm hàng chờ tăng giá, thì phải xử lý thật nghiêm minh.

Mặt hàng xăng dầu là mặt hàng dự trữ chiến lược đặc biệt quan trọng, nên phải đảm bảo không được để thiếu xăng dầu và Bộ Công thương phải thanh kiểm tra ngày các cây xăng đóng cửa và các đơn vị cung cấp sẵn cho các cây xăng này. Chúng ta cần quản lý chặt chẽ, tránh tâm lý găm hàng, hôm nay một cửa hàng đóng thì ngày mai hai cửa hàng đóng, hàng trăm cửa hàng đóng sẽ gây khủng hoảng nền kinh tế. Vì vậy, phải tìm cho ra nguyên nhân và cũng phải có một đoàn đi thanh tra kiểm tra để nắm bắt tình hình”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Bộ Công thương, nguồn cung xăng dầu trong nước đáp ứng khoảng 75% nhu cầu thị trường, còn lại 25% là nhập khẩu. Tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn chiếm trên 90% thị phần, việc bán hàng vẫn được duy trì liên tục từ trước Tết nguyên đán đến nay, nên không có chuyện thiếu nguồn cung xăng dầu.

Có thể thấy, giải pháp căn cơ vẫn là điều hành cân đối cung cầu giữa sản xuất trong nước và nhập khẩu, đảm bảo đủ nguồn xăng dầu cho sinh hoạt, sản xuất kinh doanh và an ninh năng lượng quốc gia. Đồng thời, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước doanh nghiệp cần rà soát cơ chế chính sách hiện hành, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh sửa đổi cho phù hợp, bởi đây là mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hóa và đời sống nhân dân nên bắt buộc phải quản lý chặt chẽ, khoa học.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cần nâng cao công tác quản lý chính sách điều hành xăng dầu tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714402889 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714402889 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10