Mở rộng phạm vi Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở sang lĩnh vực các tổ chức có sử dụng lao động sẽ nảy sinh nhiều khó khăn, vướng mắc và không khả thi.
>>Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Dân chủ phải gắn với sinh kế, dân trí, dân sinh
Đây là ý kiến của Đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm (Bắc Giang) tại phiên thảo luận về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở ngày 7/9.
Với dự án Luật này, đại biểu Trần Văn Lâm quan tâm đến vấn đề mở rộng phạm vi Luật thực hiện dân chủ cơ sở sang lĩnh vực của doanh nghiệp, của tổ chức sử dụng lao động.
Theo đại biểu Trần Văn Lâm, về mặt lý luận, dân chủ là người dân làm chủ, thể hiện mối quan hệ giữa người dân với chính quyền và Nhà nước. Trong mối quan hệ này, người dân là người chủ thật sự.
Việc đặt vấn đề quan hệ dân chủ ở cơ sở hay dân chủ trong mối quan hệ giữa người dân với chính quyền, với Nhà nước là hoàn toàn xác đáng và dự án Luật này để điều chỉnh, làm sâu sắc đảm bảo quyền làm chủ của người dân rất thuyết phục.
Tuy nhiên, nhìn vào mối quan hệ trong tổ chức sử dụng lao động, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đại biểu Trần Văn Lâm nhận thấy mối quan hệ này gọi là hợp tác. Hợp đồng lao động thể hiện bằng hợp đồng và về bản chất, người trả lương là chủ sử dụng lao động đó. Còn người lao động là người đi làm thuê.
“Vậy, bây giờ chúng ta đặt ra vấn đề ngược lại người chủ trả tiền để thuê lao động, song lại là đối tượng để cho người khác làm chủ mình. Vậy về mặt nguyên tắc lý luận như vậy liệu đã thông chưa, có thỏa đáng không?”, đại biểu Trần Văn Lâm băn khoăn.
Do đó đại biểu đề nghị nên cân nhắc để làm rõ và trong thực tế tại Chương 4 có quy định một chương riêng về vấn đề thực hiện quy chế dân chủ ở tổ chức sử dụng lao động, có quy định rất nhiều điều về công khai, về người lao động được quyết định, được tham gia ý kiến, người lao động được kiểm tra…
>>"Nếu thực hiện tốt dân chủ làm gì có hàng loạt cán bộ bị xử lý"
>>Dân chủ ở cơ sở: Thực tế đã xảy ra “phép vua thua lệ làng
>>Làm rõ thực hiện dân chủ ở cơ sở tại các cơ quan có tính chất đặc thù
Mục tiêu chính của chúng ta là đảm bảo được bảo vệ quyền lợi người lao động trong mối quan hệ giữa người làm thuê với doanh nghiệp. Theo đại biểu Trần Văn Lâm, để bảo vệ quyền lợi người lao động chúng ta đã có một loạt các luật quy định chặt chẽ, như Luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Thi đua - khen thưởng...
Các luật này được các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, giám sát thi hành một cách chặt chẽ. Vì vậy, đại biểu Trần Văn Lâm cho rằng, không nhất thiết phải quy định nội dung này thành luật riêng, chỉ cần bổ sung, sửa đổi quy định ở các luật hiện hành nêu trên.
Trên cơ sở đó, đại biểu Trần Văn Lâm đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu thêm. Nếu áp dụng thực hiện quy chế dân chủ trong doanh nghiệp tương tự như ở xã, phường thì không phù hợp và khiên cưỡng. Bởi, thực tế thời gian qua việc thực hiện quy chế dân chủ trong doanh nghiệp hiệu quả không cao, nếu vội vàng luật hóa nội dung này thì không đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả của Luật trong thực tiễn.
“Và có khả năng một số đối tượng sẽ lợi dụng, gây khó khăn cho doanh nghiệp thì có thể làm xấu đi môi trường đầu tư kinh doanh”, đại biểu Trần Văn Lâm nói.
Có thể bạn quan tâm
13:10, 14/06/2022
12:38, 14/06/2022
10:35, 14/06/2022