Cân nhắc Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh

NGUYỄN VIỆT 28/10/2021 18:58

Việc thành lập Quỹ Hỗ trợ điện ảnh, đề nghị cần cân nhắc kỹ để không làm tăng bộ máy, biên chế nhà nước và bảo toàn vốn điều lệ, bảo đảm nguồn thu.

ĐBQH Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) phát biểu tại điểm cầu Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc trong phiên thảo luận trực tuyến về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi), chiều 28/10.

ĐBQH Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc).

ĐBQH Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc).

Cho ý kiến vào dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi), đại biểu Trần Văn Tiến cơ bản đồng tình với dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi). Tuy nhiên, theo đại biểu Trần Văn Tiến, dự thảo luật có 8 chương, 50 điều, nhưng số chương và điều chưa hợp lý, có chương chỉ có 3 hoặc 4 điều, đề nghị nên gộp một số chương với nhau để bố cục giữa các chương được cân đối. Ví dụ, gộp chương 2 với chương 3 thành chương “sản xuất và phát hành phim"…

Đồng thời, cần quy định cụ thể các hoạt động điện ảnh ngay tại Điều 1 để tránh gây khó hiểu, thiếu cụ thể; xem lại Khoản 2, Khoản 3, Điều 3 về giải thích từ ngữ và quy định cụ thể Khoản 12 về “phim Việt Nam”; xem xét lại cụm từ “các biện pháp” về phát triển công nghiệp điện ảnh tại Điều 6 cho phù hợp hơn với nội dung.

Về nội dung sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước tại Điều 15, đại biểu Trần Văn Tiến nhất trí với phương án 2 mà dự thảo đưa ra, tuy nhiên, cần quy định cụ thể cho từng trường hợp, giao nhiệm vụ, đặt hàng, chỉ thầu, đấu thầu hạn chế, đấu thầu rộng rãi ngay trong luật nhằm tăng tính minh bạch.

Quy định tại Điểm b, Khoản 1 về phổ biến phim trên không gian mang còn chưa đảm bảo bình đẳng, công bằng với các hình thức phổ biến phim khác và tạo nguy cơ để lọt các sản phẩm sai trái lịch sử, ảnh hưởng đến an ninh chính trị quốc gia.

Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu thống nhất về nguyên tắc quản lý theo tiêu chí chung, không phân biệt hình thức phổ biến phim để xác định loại phim tiền kiểm và loại phim hậu kiểm. Đồng thời, cần có quy định cho từng hình thức phổ biến phim, được phổ biến đến độ tuổi nào cho phù hợp và cụ thể các quy định về tiêu chí phân loại phim ngay trong luật.

“Việc thành lập Quỹ Hỗ trợ điện ảnh, đề nghị cần cân nhắc kỹ để không làm tăng bộ máy, biên chế nhà nước và bảo toàn vốn điều lệ, bảo đảm nguồn thu”, đại biểu Trần Văn Tiến nói.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang).

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang).

Quan tâm đến quy định về Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh, đại biểu Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang) nhận định, quy định tại dự thảo Luật không phù hợp với quy định liên quan tại Luật Ngân sách Nhà nước, cũng như Nghị quyết 792 của UBTVQH Khoá XIV về một số nhiệm vụ và giải pháp đẩy mạnh việc thực thi pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách.

Bên cạnh đó, như đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Điện ảnh (sửa đổi), nguồn thu của Quỹ sẽ được trích trên tỷ lệ doanh thu chiếu phim, doanh thu của các doanh nghiệp phân phối phim trên internet.

Với lập luận như vậy, đại biểu Nguyễn Phương Tuấn nhận thấy, "nguồn thu của Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh không khác gì một loại thuế mới đặt ra với ngành công nghiệp điện ảnh, được lấy doanh thu từ sản xuất phim, có thể ảnh hưởng đến giá vé bán cho người xem".

Trong bối cảnh công nghiệp điện ảnh được khuyến khích, một số ĐBQH lưu ý, chính sách về nguồn thu của Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh sẽ làm tăng giá thành, chi phí và giá cả, tức là đi ngược với chính sách chung.

Theo quy định tại dự thảo Luật, Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách, Nhà nước hỗ trợ vốn điều lệ, được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật; có khả năng tài chính độc lập; có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nước.

Với quy định như vậy, đại biểu Đinh Thị Phương Lan (Quảng Ngãi) đề nghị cơ quan soạn thảo giải trình vì sao tại khoản 7, Điều 6, dự thảo Luật quy định “Khuyến khích phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm và các sản phẩm bảo hiểm cần thiết cho hoạt động điện ảnh”.

Liệu có hai loại quỹ trong một dự thảo Luật hay chỉ cần quy định Quỹ hỗ trơ phát triển điện ảnh thực hiện đầu tư mạo hiểm cho sản phẩm điện ảnh? “Ban soạn thảo cần đánh giá tính khả thi, hiệu quả của Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh” là đề nghị của đại biểu Đinh Thị Phương Lan.

Có thể bạn quan tâm

  • Thi đua khen thưởng: Hướng về người lao động trực tiếp!

    15:20, 28/10/2021

  • Hôm nay, Quốc hội họp về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi)

    05:00, 28/10/2021

  • Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội: Vẫn còn trường hợp oan, sai

    18:55, 23/10/2021

  • Chủ tịch Quốc hội: Cần sớm sửa Luật Bảo hiểm xã hội

    20:55, 22/10/2021

  • Chủ tịch Quốc hội: Soạn Luật Sở hữu trí tuệ thì phải rất trí tuệ

    22:20, 21/10/2021

  • Chủ tịch Quốc hội: "Nhân dân mong đợi những quyết sách tại Kỳ họp này"

    15:42, 21/10/2021

  • Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tán thành kiến nghị tạm đình chỉ vụ án vì lý do dịch bệnh

    16:34, 20/10/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cân nhắc Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO