Cân nhắc thành lập ban hợp tác hai bên tại nơi làm việc

Lê Văn Thành 26/05/2019 11:00

Mô hình này chỉ phù hợp với doanh nghiệp không có tổ chức đại diện của người lao động.

Trong dự thảo Bộ luật Lao động đăng trên Website của Chính phủ để lấy ý kiến nhân dân, trong đó tại Điều 64 có quy định: “Đơn vị sử dụng lao động có từ 50 người lao động trở lên phải thành lập Ban hợp tác hai bên tại nơi làm việc để thực hiện quy chế dân chủ và thực hiện đối thoại...”.

Thành phần Ban hợp tác hai bên gồm đại diện cho người sử dụng lao động do người sử dụng lao động cử (ít nhất là 3 người, nhiều nhất là 10 người), đại diện cho người lao động do các tổ chức của người lao động cử ra (ít nhất là 3 người, nhiều nhất là 20 người). Người sử dụng lao động có nghĩa vụ bố trí thời gian, địa điểm và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm cho tổ chức và hoạt động của Ban hợp tác hai bên tại nơi làm việc;…

p/Vấn đề thành lập Ban hợp tác tại nơi làm việc trong doanh nghiệp có trên 50 lao động trở lên cần cân nhắc thận trọng về mô hình cũng như nội dung hoạt động cho hiêu quả. Ảnh: Sản xuất tại Công ty CP May và In 27/7 Quảng Ninh

Vấn đề thành lập Ban hợp tác tại nơi làm việc trong doanh nghiệp có trên 50 lao động trở lên cần cân nhắc thận trọng về mô hình cũng như nội dung hoạt động cho hiêu quả. Ảnh: Sản xuất tại Công ty CP May và In 27/7 Quảng Ninh

Có thể bạn quan tâm

  • Công ty Nosco nợ lương, BHXH: Người lao động có thể khởi kiện doanh nghiệp ra tòa

    11:50, 20/05/2019

  • Đảm bảo quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp FDI giải thể

    04:50, 20/05/2019

  • Công ty Nosco (Quảng Ninh): Người lao động “mòn mỏi” chờ lương

    06:06, 11/05/2019

  • Muốn tăng năng suất phải chăm lo tốt đời sống người lao động

    14:58, 07/05/2019

  • Cần bổ sung kiến thức thực tế và kỹ năng “mềm” cho người lao động

    05:00, 01/05/2019

Chỉ phù hợp với doanh nghiệp không có tổ chức đại diện của người lao động

Ở một số nước trên thế giới cũng có mô hình tổ chức hợp tác hai bên. Như tại Đức, trong một doanh nghiệp có nhóm người lao động tham gia công đoàn này, có nhóm người tham gia công đoàn khác và không có người đứng đầu của một tổ chức công đoàn trong phạm vi một doanh nghiệp. Do vậy, để giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của hai bên tại nơi làm việc trong một doanh nghiệp, ở Đức, pháp luật quy định thành lập Hội đồng Xí nghiệp trong doanh nghiệp gồm có đại diện của người sử dụng lao động và đại diện của người lao động (số lượng, thành phần đại diện của hai bên là bằng nhau).

Tại Hàn Quốc, theo Luật thúc đẩy sự tham gia và hợp tác của người lao động có quy định việc thành lập Hội đồng lao động – quản lý tại doanh nghiệp có trên 30 lao động trở lên.

Ở Việt nam, các nội dung của Ban hợp tác hai bên được quy định khá cụ thể trong Bộ luật Lao động, vậy cũng không nhất thiết phải thành lập Ban hợp tác hai bên tại nơi làm việc như mô hình của Hàn Quốc.

Dự thảo Bộ luật Lao động đặt ra thành lập Ban hợp tác hai bên tại nơi làm việc để nhằm mục đích thực hiện quy chế dân chủ và đối thoại tại nơi làm việc, theo tôi, nó chỉ phù hợp với những doanh nghiệp không có tổ chức đại diện của người lao động (không có đầu mối) để tham gia đối thoại hoặc triển khai các hoạt động đối thoại. Còn những nơi có tổ chức đại diện của người lao động thì các tổ chức đó làm đầu mối thu thập các kiến nghị của người lao động, kiến nghị và tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

Tăng chi phí doanh nghiệp

Trong bối cảnh khi có nhiều tổ chức đại diện của người lao động trong một doanh nghiệp và theo dự thảo Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí địa điểm, văn phòng làm việc cho các tổ chức này hoạt động (doanh nghiệp có bao nhiêu tổ chức thì doanh nghiệp phải bố trí bấy nhiêu văn phòng làm việc). Điều này đã làm tăng chi phí đối với doanh nghiệp, đó là chưa kể đến việc doanh nghiệp phải trích 2% quỹ lương theo Luật công đoàn hiện nay.

Nếu thành thành lập thêm Ban hợp tác hai bên và người sử dụng lao động có trách nhiệm phải bố trí địa điểm văn phòng làm việc cho Ban hợp tác hai bên thì lại tăng thêm chi phí cho doanh nghiệp. Trong khi đó, báo cáo đánh giá tác động chưa chứng minh được sự cần thiết đối với Ban Hợp tác hai bên trong việc đối thoại tại nơi làm việc, chưa có số liệu khảo sát tham vấn từ người sử dụng lao động.

Qua 5 năm triển khai thực hiện quy chế dân chủ và đối thoại tại nơi làm việc, nhiều doanh nghiệp đã phối hợp với tổ chức công đoàn triển khai thực hiện khá tốt, không cần phải thành lập Ban hợp tác hai bên. Do vậy Dự thảo Bộ luật lao động đặt vấn đề thành lập Ban hợp tác tại nơi làm việc để thực quy chế dân chủ cơ sở và đối thoại tại nơi làm việc trong doanh nghiệp có trên 50 lao động trở lên cần phải cân nhắc hết sức thận trọng về mô hình cũng như nội dung hoạt động cho hiêu quả. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cân nhắc thành lập ban hợp tác hai bên tại nơi làm việc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO