Đó là nhận định của ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Shinec với Diễn đàn Doanh nghiệp về vai trò của doanh nhân trong việc xây dựng và giám sát thực thi pháp luật.
- Để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, phải chăngđội ngũ doanh nhân chính là lực lượng nòng cốt góp phần xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, thưa ông?
Doanh nghiệp, doanh nhân là thực thể tồn tại khách quan trong xã hội, bị điều tiết và ảnh hưởng trực tiếp của các quy định pháp luật. Những quy định của pháp luật theo sát các hành vi của doanh nghiệp cũng như các sản phẩm mà doanh nghiệp làm ra. Trong khi đó, đời sống xã hội luôn luôn chuyển động, nhu cầu đổi mới sáng tạo, nhu cầu cạnh tranh để phát triển, ngoài ra còn có các yếu tố khác như thiên tai địch họa…
Do đó, doanh nhân cũng chính là các chủ thể tác động lên các quy định của pháp luật, cần được tham gia vào quá trình xây dựng quy phạm pháp luật. Trong quá trình thực hiện, nếu có những biến đổi, những sáng tạo cũng cần phản ánh kịp thời để cơ quan xây dựng luật nghiên cứu đưa ra các điểm thích ứng để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Tôi lấy ví dụ Luật Đầu tư từ những năm 1986 đến nay đã có nhiều thay đổi xuất phát từ thực tiễn khách quan và thu hút đầu tư FDI và thu hút đầu tư trong nước, cần hoàn thiện và đơn giản hóa thủ tục hành chính, đồng thời tích hợp các điều khoản phù hợp với các bộ luật khác, cũng như chính sách về đất đai, chất lượng nhà đầu tư, nhu cầu phát triển của nhà đầu tư, nhu cầu phát triển bền vững của các doanh nghiệp, các điều khoảng hiệp định thương mại quốc tế…
- Việc giám sát thực thi chính sách pháp luật cũng không thể thiếu vai trò của đội ngũ doanh nhân, thưa ông?
Đối với việc giám sát thực thi chính sách, khi bộ luật được thi hành, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ là đơn vị triển khai áp dụng các điều luật vào cuộc sống, chủ thể bị tác động là quần chúng nhân dân nói chung và doanh nghiệp doanh nhân nói riêng. Để có được minh bạch trong thực thi pháp luật thì người dân phải được giám sát, doanh nghiệp phải được giám sát vì họ là chủ thể bị tác động trực tiếp. Nếu luật thực thi sai thì hậu quả chính họ phải gánh chịu….
Trong thực tế từ văn bản Luật đến Nghị định, thông tư hướng dẫn được ban hành đã có nhiều cơ quan, đơn vị hiểu các điều luật khác nhau nên có thể có những cách khác nhau trên cùng một chủ thể. Điều này sẽ gây phiền hà, lãng phí của cải xã hội trong khi doanh nghiệp doanh nhân cần thời gian, thời gian là vàng bạc….chính điều này cần nhà làm luật phải có câu chữ rõ ràng, đơn nghĩa để người thực thi pháp luật không áp dụng theo kiểu đa nghĩa. Vì vậy, việc giám sát thực thi pháp luật của đại quần chúng nhân dân và doanh nhân là một việc làm hết sức cần thiết, đảm bảo tính công bằng và minh bạch.
Xin cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
QUỐC HỘI VỚI DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP: Cần thêm giải pháp đặc biệt, đột phá và bền vững
04:00, 10/10/2021
QUỐC HỘI VỚI DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP: VCCI và cộng đồng doanh nghiệp quyết tâm vượt khó, phục hồi kinh tế
11:00, 09/10/2021
QUỐC HỘI VỚI DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP: Đưa dự án Luật Đất đai vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022
11:00, 09/10/2021
QUỐC HỘI VỚI DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP: VCCI và cộng đồng doanh nghiệp quyết tâm vượt khó, phục hồi kinh tế
08:41, 09/10/2021