Cần thiết và phù hợp khi đầu tư dự án đường Hồ Chí Minh

Diendandoanhnghiep.vn Đầu tư dự án đường Hồ Chí Minh sau năm 2020 là rất cần thiết và phù hợp.

>>Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XV: Quốc hội thảo luận về dự án đường Hồ Chí Minh

Đại biểu Quốc hội Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) nhấn mạnh tại phiên thảo luận ở tổ về tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 và kế hoạch triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo, ngày 24/5.

Đại biểu Quốc hội Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc).

Đại biểu Quốc hội Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc).

Đánh giá về kết quả đạt được, đại biểu Trần Văn Tiến cho biết, công tác quy hoạch hướng tuyến đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để làm căn cứ triển khai thực hiện.

Công tác cắm mốc giới, lộ giới theo quy hoạch đã hoàn thành toàn bộ tuyến. Công tác giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 đầu tư đến năm 2020 cơ bản đã hoàn thành, còn hơn 300 km chưa hoàn thành.

Đã xây dựng và hoàn thành 3.662 km tuyến chính, đạt 86,1% và hoàn thành 258 km tuyến nhánh, và đã bố trí được khoảng 79.000 tỷ đồng, đạt khoảng 79% trên tổng mức đầu tư toàn tuyến.

Đánh gia về những tồn tại, hạn chế, theo đại biểu Trần Văn Tiến, tiến độ xây dựng không đảm bảo theo yêu cầu. Hiện nay vẫn còn 279 km chưa thi công xong, trong đó tuyến chính là 108 km. Như vậy, tiến độ đầu tư không đạt yêu cầu là đến năm 2020 sẽ thông tuyến từ Pác Bó đến đất Mũi Cà Mau.

Vốn đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu, số đoạn tuyến thi công xong đến nay bố trí mới đạt 79% về số vốn đầu tư. Một số đoạn tuyến dự án thành phần lựa chọn theo phương thức đầu tư không khả thi, phải chuyển hình thức đầu tư từ PPP sang đầu tư công. Do về phương án tài chính khi chúng ta xây dựng phương án chưa lường hết những khả năng nên có một số khó khăn.

Về nguyên nhân, đại biểu Trần Văn Tiến cho rằng, thứ nhất là do suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 đến 2011 đã ảnh hưởng đến nguồn lực để thực hiện đối với dự án đường Hồ Chí Minh.

Thứ hai, do ảnh hưởng bởi công tác giải phóng mặt bằng. “Tôi nhận thấy công tác giải phóng mặt bằng trên toàn quốc hiện nay ở đâu thực hiện những dự án lớn thì đều bị vướng về công tác giải phóng mặt bằng”, đại biểu Trần Văn Tiến nói.

Thứ ba, do xác định phương thức đầu tư chưa phù hợp với từng đoạn tuyến thành phần. Như phải chuyển từ hình thức PPP sang đầu tư công cho nên mất rất nhiều thời gian.

Thứ tư, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan có liên quan với chính quyền địa phương các cấp vẫn còn nhiều hạn chế.

Đối với kế hoạch triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn sau năm 2020. Theo Nghị quyết 38 và Nghị quyết 66 của Quốc hội, tuyến đường Hồ Chí Minh hiện nay chưa thông và chưa được đầu tư hoàn chỉnh ở giai đoạn 1 với quy mô 2 làn xe, nên yêu cầu phải sớm hoàn thành.

>>Dự án đường Hồ Chí Minh chậm do thiếu vốn

Toàn cảnh phiên họp tổ. Ảnh: Nguyễn Việt

Toàn cảnh phiên họp tổ. Ảnh: Nguyễn Việt

Về sự cần thiết đầu tư tiếp theo, đại biểu Trần Văn Tiến phân tích, chúng ta triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, tức là đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đảm bảo giao thông thông suốt.

Đây là tuyến đường phía tây của tổ quốc có ý nghĩa rất quan trọng, để nhằm phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ với Lào và Campuchia nối với các cửa khẩu mang tính chất xoá đói giảm nghèo đối với các dân tộc phía tây của đất nước.

“Do đây là vùng núi, cho nên tuyến đường này rất quan trọng nên chúng ta cần tiếp tục đầu tư sau năm 2020”, ông Tiến đề xuất.

Theo Nghị quyết 66 của Quốc hội, sau năm 2020 chúng ta phải nâng cấp một số tuyến trên tuyến này thành đường cao tốc. Nghị quyết đã có thì chúng ta cần tiếp tục triển khai vấn đề này.

Theo quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường bộ về cao tốc, dự án đường Hồ Chí Minh có trùng một số đoạn, tuyến với đường cao tốc mà quy hoạch đã được phê duyệt trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030. Cho nên, đầu tư tuyến này rất phù hợp với các quy định hiện nay.

Cụ thể, đến năm 2025 hoàn thành hệ thống tuyến từ Cao Bằng đến Mũi Cà Mau và tuyến nhánh, hoàn thành 287 km đường cao tốc Bắc – Nam trùng với đường Hồ Chí Minh thì đã có Nghị quyết 66.

Giai đoạn sau 2025 tiếp tục đầu tư nâng cấp 634 km đường Hồ Chí Minh theo tiêu chuẩn đường cao tốc. Chủ trương này trong quy hoạch về phát triển mạng lưới đường cao tốc đã có.

“Do đó, theo tôi đầu tư tuyến đường Hồ Chí Minh sau năm 2020 là rất cần thiết và phù hợp nên chúng ta cần đầu tư”, đại biểu Trần Văn Tiến nhấn mạnh.  

Còn về phân kỳ đầu tư và các giải pháp thực hiện theo báo cáo của Chính phủ, đại biểu Trần Văn Tiến hoàn toàn nhất trí.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cần thiết và phù hợp khi đầu tư dự án đường Hồ Chí Minh tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714152229 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714152229 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10