Cẩn trọng dòng vốn ngoại tháo chạy

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 01/08/2022 12:00

Việc FED tăng mạnh lãi suất và bất ổn địa kinh tế, địa chính trị gia tăng đã đẩy USD tăng mạnh, khiến dòng vốn tháo chạy khỏi các thị trường mới nổi.

FED vừa quyết định tăng thêm 0,75% lãi suất cơ bản trong cuộc họp ngày 27/7 vừa qua.


Trong cuộc họp vừa qua, FED đã tiếp tục tăng thêm 75 điểm phần trăm lãi suất, lên mức 2,5% và dự kiến sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 9.

>> Thị trường chứng khoán xanh rực sau cuộc họp của FED

“Bốc hơi” 70 tỷ USD

Theo báo cáo của Bloomberg - JP Morgan Asia, các đồng tiền ở các nước châu Á mới nổi đã giảm 6% so với USD. So với các đồng tiền chủ chốt như JPY, EUR, GBP, thì USD tăng hơn 12%.

Lo sợ lạm phát, suy thoái kinh tế và FED tăng lãi suất, các nhà đầu tư quốc tế đã rút khỏi các sàn chứng khoán châu Á khoảng 70 tỷ USD. Thực ra, động thái này có ý nghĩa tương đương với việc thoái vốn khỏi các nền kinh tế mới nổi để hưởng lợi từ việc FED tăng lãi suất và tạm lánh sóng gió trong vỏ bọc cứng cáp của USD.

Thực trạng này đã và đang dẫn đến khan hiếm dòng vốn ngoại, ảnh hưởng mạnh nhất đến các thị trường chứng khoán (TTCK) Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore; tiếp đến cổ phiếu của các công phát triển hạ tầng, xây dựng nhà cửa ở châu Á sẽ dễ bị tổn thương khi USD tăng mạnh hơn do mức độ nhạy cảm của các công ty này với đà tăng lãi suất của FED.

FED

Dòng vốn giá rẻ được dự báo sẽ tiếp tục tháo chạy khỏi các thị trường mới nổi sau khi FED liên tục tăng lãi suất.

>> FED tiếp tục tăng lãi suất tác động tới Việt Nam ra sao?

Ứng phó của Việt Nam

Trong tháng 6, khối ngoại vẫn tiếp tục mua ròng trên TTCK Việt Nam, với tổng giá trị 2,9 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý rằng giao dịch của khối ngoại trên TTCK Việt Nam thường có độ trễ nhất định so với các quốc gia trong khu vực. Bởi vậy, không loại trừ khả năng khối ngoại sẽ bán ròng trong thời gian tới.

SSI Research cũng cho rằng, xu hướng yếu đi của dòng vốn toàn cầu cũng khiến dòng vốn vào Việt Nam khó có sự đột phá, đặc biệt là khi rủi ro về tăng trưởng/lạm phát của kinh tế thế giới chưa được nhìn nhận một cách rõ ràng.

Cuộc tháo chạy khỏi TTCK dễ dàng hơn so với nguồn vốn đã đầu tư chôn chặt vào hạ tầng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam- nhà đầu tư buộc phải chung sống với lạm phát, mất cân đối tỷ giá hối đoái.

Dòng vốn ngoại tháo chạy sẽ khiến tỷ giá USD/VND chịu thêm áp lực tăng mạnh hơn. Vì vậy, Việt Nam cần chống lạm phát- kiểm soát giá cả, quản lý tốt hơn những mặt hàng đầu vào, như xăng dầu, nguyên liệu…

Trong khi đó, chỉ số kinh tế vĩ mô nước ta tương đối ổn, dự trữ ngoại hối lớn, xuất siêu tại nhiều thị trường lớn. Đây là “vũ khí” giúp VND không trượt giá mạnh như các đồng tiền khác.

Tuy nhiên, USD chiếm 70% giao dịch quốc tế của Việt Nam nên các doanh nghiệp xuất khẩu cần sử dụng công cụ phái sinh, như hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn... để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Để sử dụng có hiệu quả công cụ phái sinh này để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, thì các doanh nghiệp cần cân đối giữa chi phí kỳ hạn với đánh giá mức tăng tỷ giá.

Có thể bạn quan tâm

  • FED chính thức tăng 0,75 điểm phần trăm lãi suất lần thứ hai liên tiếp

    FED chính thức tăng 0,75 điểm phần trăm lãi suất lần thứ hai liên tiếp

    06:12, 28/07/2022

  • “Bóng đen” sau lưng FED và uy quyền đô la Mỹ

    “Bóng đen” sau lưng FED và uy quyền đô la Mỹ

    05:00, 20/07/2022

  • 5 tác động lớn từ chính sách của FED đến nền kinh tế Việt Nam

    5 tác động lớn từ chính sách của FED đến nền kinh tế Việt Nam

    04:55, 28/06/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cẩn trọng dòng vốn ngoại tháo chạy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO