Cạnh tranh thông minh và nhân văn

TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI 05/07/2018 05:42

Nâng cao năng lực cạnh tranh, hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang trở thành một xu thế.

Trong “dòng chảy” đó buộc các doanh nghiệp sẽ phải có những thay đổi để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh mới.

Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chương trình Quốc gia phát triển bền vững, thành lập Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và VCCI đã thành lập Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững tập hợp hàng trăm doanh nghiệp tiên phong làm hạt nhân cho mô hình kinh doanh bền vững tại Việt Nam.

p/VCCI đã thành lập Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững tập hợp hàng trăm doanh nghiệp tiên phong làm hạt nhân cho mô hình kinh doanh bền vững tại Việt Nam

VCCI đã thành lập Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững tập hợp hàng trăm doanh nghiệp tiên phong làm hạt nhân cho mô hình kinh doanh bền vững tại Việt Nam

Thời điểm thay đổi tư duy kinh doanh

Vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế với 41 năm đồng hành cùng Liên Hợp Quốc và 25 năm kể từ khi Việt Nam chính thức nối lại quan hệ với Ngân hàng Thế giới vào tháng 10 năm1993. Đó là một chính phủ kiến tạo, hành động, minh bạch, luôn đổi mới trong điều hành kinh tế để thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng. Đó là một cộng đồng doanh nghiệp năng động, sáng tạo và luôn áp dụng những công nghệ tiến tiến nhất, tận dụng những thành tựu của nền công nghiệp cách mạng 4.0 đang ngày càng hiện hữu, thay đổi tư duy kinh doanh với những mô hình mới như nền kinh tế tuần hoàn đang được triển khai rộng khắp toàn cầu.

Việt Nam, cùng với 192 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, có gần 4,500 ngày nữa để hoàn thành 17 mục tiêu PTBV (SDG). Để hiện thực hóa 17 SDG này, tháng 5/2017, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định ban hành Kế hoạch Hành động Quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 về Sự Phát triển Bền vững.

Với “V-SDG” này, chúng ta có thể tìm thấy nhiều nội dung phù hợp mà từng doanh nghiệp có thể lồng ghép vào chiến lược kinh doanh của mình nhằm góp phần hoàn thành các mục tiêu PTBV. Điều mà tất cả chúng ta cần nhấn mạnh, kinh doanh bền vững không chỉ là yêu cầu đạo đức, là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, không chỉ giúp cho doanh nghiệp trở nên nhân văn hơn, thân thiện với xã hội và môi trường hơn, mà kinh doanh bền vững còn mang lại những cơ hội phát triển mạnh mẽ cho doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

  • Phát triển bền vững phải là “sân chơi” cho mọi doanh nghiệp

    09:31, 04/07/2018

  • Doanh nghiệp gia đình với chiến lược phát triển bền vững

    11:20, 01/07/2018

  • Nâng cao hiệu quả hoạt động Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững

    20:06, 22/06/2018

  • VCCI và UNDP hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững.

    14:10, 09/05/2018

  • KH&CN mới là nền tảng phát triển bền vững

    15:39, 09/05/2018

  • Cải cách để tiền lương trở thành động lực phát triển bền vững

    10:10, 09/05/2018

Hướng tới PTBV thời kỳ CMCN 4.0

Đến đây, một câu hỏi chung được đặt ra là các quốc gia trong đó có Việt Nam cần phải làm gì để huy động nguồn lực tài chính thực hiện SDG? Một trong những hình thức huy động nguồn lực cho phát triển là những mô hình hợp tác công- tư (PPP) đã được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới gần 50 năm qua và bước đầu mang lại hiệu quả rõ nét tại Việt Nam trong hơn thập kỷ nay như một giải pháp tích cực, lôi cuốn khu vực tư nhân tham gia cùng với nhà nước nhằm giảm áp lực chi ngân sách cho các dịch vụ công của chính phủ.

Tuy nhiên, khu vực châu Á- Thái Bình Dương đang đứng trước những thách thức lớn trong việc triển khai thực hiện 17 SDG.

Cùng với các doanh nghiệp Việt, nhiều doanh nghiệp là các tập đoàn đa quốc gia đã sát cánh với doanh nghiệp Việt trong các chương trình phát triển bền vững. Các hoạt động tuyên truyền, đào tạo, nâng cao nhận thức, chia sẻ thông tin, tư vấn, kết nối đã được triển khai khá đồng bộ trong mấy năm qua và đã tạo nên những hiệu ứng tích cực. Bộ chỉ số về doanh nghiệp phát triển bền vững CSI theo tiêu chuẩn thế giới đã được VCCI ban hành năm qua đã trở thành thước đo và mục tiêu hướng tới cho doanh nghiệp. Việc bình xét tôn vinh các doanh nghiệp bền vững cũng đã được triển khai, các khuyến nghị về chính sách phát triển bền vững cũng đã được trình lên các cơ quan có thẩm quyền…

Tin tưởng rằng chúng ta đang tiến lên phía trước một cách vững chắc. Muôn hình muôn vẻ, nhưng với sự tham gia đầy đủ của từng cá nhân, từng nhóm người, từng ngành nghề, đóng góp vào sự phát triển thịnh vượng chung của đất nước và hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững đúng thời hạn. Với tinh thần thi đua mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp nhằm biến thông điệp “Việt Nam sẽ tăng tốc và trở thành nước có thu nhập trung bình cao trong vòng hai thập niên tới với những thành quả ấn tượng về bình đẳng, công bằng xã hội và quản lý nhà nước hiệu quả” là điều hoàn toàn có thể thực hiện được.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cạnh tranh thông minh và nhân văn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO