Cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ: Lo ngại về độ khả thi trong kết nối tuyến và tính đồng bộ

MƯỜI THỂ - HƯƠNG GIANG 29/05/2020 11:04

Dự án Mỹ Thuận - Cần Thơ mong đợi sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng cường vận tải trên trục cao tốc. Song, nhiều chuyên gia lại lo ngại về tiến độ, độ khả thi trong kết nối tuyến, tính đồng bộ.

Loay hoay với phương án "chuẩn bị đầu tư"

Sự chậm trễ về phương án là một trong những nguyên nhân khiến các chuyên gia kinh tế, đại biểu quốc hội lo ngại về độ khả thi trong quá trình thực hiện kết nối tuyến về sự đồng bộ đối với dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ. Đặc biệt, điều mà các chuyên gia lo ngại chính là suốt gần một nhiệm kỳ nhưng Bộ GTVT vẫn chưa thể chốt được phương án đầu tư cho dự án quan trọng này.

Sự chậm trễ về phương án đầu, là một trong những nguyên nhân khiến các chuyên gia kinh tế, đại biểu quốc hội lo ngại về độ khả thi trong quá trình thực hiện kết nối tuyến về sự đồng bộ đối với dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ.

Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ đang phải đối mặt với nguy cơ “vỡ tiến độ” thông xe kỹ thuật năm 2021.

Cụ thể, tại văn bản số 2200/BGTVT-ĐTCT ngày 12/3/2020 của Bộ GTVT gửi cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đề xuất triển khai tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ với 3 phương án: một là chuyển sang đầu tư công, sau khi hoàn thành sẽ chuyển nhượng quyền khai thác để thu hồi vốn; hai là triển khai theo hình thức PPP, đấu thầu rộng rãi trong nước lựa chọn nhà đầu tư; ba là triển khai theo hình thức PPP, chỉ định nhà đầu tư. Các phương án kiến nghị đều đưa ra mốc thời gian hoàn thành cơ bản cuối năm 2022 (hoặc quý I năm 2023), cùng với công trình cầu Mỹ Thuận 2 đưa vào sử dụng sẽ khai thác đồng bộ toàn tuyến cao tốc Tp.HCM - Cần Thơ.

Đáng chú ý,  mới đây, Bộ GTVT lại tiếp tục có kiến nghị  với Thủ tướng Chính phủ  về việc “điều chỉnh, lùi thời gian hoàn thành và phương án hoàn vốn đối với dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ vào năm 2023”.

Như vậy, với đề xuất này, dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ đang phải đối mặt với nguy cơ “vỡ tiến độ” thông xe kỹ thuật năm 2021, hoàn thành vào năm 2022 được nêu trong kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc chuyển đổi hình thức đầu tư một số đoạn trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông và Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ.

Chia sẻ báo chí về những lo ngại liên quan tới sự đồng bộ và tiến độ cũng như tầm quan trọng của dự án Mỹ Thuận – Cần Thơ, Trung Lương – Mỹ Thuận, PGS.TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, cho rằng, thật ra khi đặt vấn đề xử lý đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận, người ta đặt ngay vấn đề tiếp theo của Mỹ Thuận đó là cái gì?

Bởi vì nguyên lý hiệu quả của giao thông là tính đồng bộ. Mục tiêu của tuyến này là giải quyết vấn đề phát triển cho miền Tây, tức là còn phía dưới Cần Thơ, chứ không phải chỉ đến Mỹ Thuận là tạm thời ngưng lại. "Cho nên tôi nghĩ rằng, chúng ta không chỉ kết nối Trung Lương - Mỹ Thuận mà phải đặt ngay vấn đề kết nối Mỹ Thuận - Cần Thơ như thế nào thì tính cấp bách đặt ra rất sớm và thực sự có ý nghĩa" - ông Thiên nói.

Sớm tháo gỡ điểm nghẽn, đẩy nhanh tiến độ

Ông Nguyễn Thanh Hải - Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang, cho biết: “Kiến nghị của Bộ GTVT về việc lùi thời gian hoàn thành cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ qua năm 2023, tôi thiết nghĩ rằng chúng ta không nên lùi mà phải quyết tâm thực hiện như kế hoạch ban đầu đã đề ra. Hoàn thiện để sớm kết nối tuyến đường này là kỳ vọng của cử tri khu vực ĐBSCL chứ không phải riêng gì tỉnh Tiền Giang. Hơn nữa việc liên thông giữa các tuyến đường sẽ tạo điều kiện về lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện đi lại cho ĐBSCL với các tỉnh Đông Nam bộ và cả nước”.  Ông Nguyễn Thanh Hải - Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang

Ông Nguyễn Thanh Hải - Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang

PGS.TS Trần Hoàng Ngân - ĐBQH TP.HCM, Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, nhận định: Các ĐBQH, đặc biệt là ĐBQH khu vực phía Nam đã lên tiếng rất nhiều lần về đầu tư kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông ở ĐBSCL trong nhiều năm qua còn rất hạn chế. Một khu vực có tới 20 triệu dân, khu vực đảm bảo an ninh quốc gia về lương thực mà trong thời gian qua, chi phí lưu thông hàng hóa, chi phí logistics rất cao, cho nên dẫn đến hạn chế các dự án của các doanh nghiệp cũng như các dự án của nhà đầu tư nước ngoài.

"Chính phủ, cụ thể là Bộ GTVT phải sớm trình những điểm nghẽn trong vấn đề giải ngân cũng như triển khai đầu tư vào cá đường cao tốc, đặc biệt là cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận và Mỹ Thuận – Cần Thơ phải sớm đưa vào vận hành để ĐBSCL có điều kiện đóng góp nhiều hơn cho cả nước về an ninh lương thực cũng như đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, thủy sản ra thế giới" – ông Ngân nói

PGS.TS Trần Hoàng Ngân - ĐBQH TP.HCM, Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ

PGS.TS Trần Hoàng Ngân - ĐBQH TP.HCM, Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ

Cũng theo ông Ngân, mới đây, Bộ GTVT đã có buổi làm việc với lãnh đạo và các ban ngành hai tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác đền bù, giải phóng mặt bằng Dự án cầu Mỹ Thuận 2 và cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ.

Theo đó, dự kiến đến tháng 10/2020 sẽ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và tháng 11/2020 khởi công dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ. Dự án này được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư từ tháng 03/2016. Hơn 4 năm trôi qua, trong khi cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ loay hoay với nhiều phương án, đề xuất, thì người dân ĐBSCL vẫn tiếp tục mong mỏi chờ ngày khởi công.

Ông Nguyễn Việt Thắng - ĐBQH tỉnh Bến Tre, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, chia sẻ: Tôi cũng đại diện cho rất nhiều cử tri, cũng nắm bắt rất nhiều, và đặc biệt là những tỉnh có đường cao tốc đi qua, cũng như lãnh đạo của những tỉnh có đường cao tốc đi qua cũng nhất trí cao, ủng hộ đẩy nhanh tiến độ này. Với thông tin như thế thì rõ ràng ít nhiều tạo ra sự bức xúc, chưa hài lòng, mà có lẽ trong kỳ họp Quốc hội này cũng phải có ý kiến làm sao để đẩy nhanh tiến độ đúng như dự kiến hoàn thành trong 2021 hoặc 2022 là hợp lý nhất.

Ông Nguyễn Việt Thắng - ĐBQH tỉnh Bến Tre, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam

Ông Nguyễn Việt Thắng - ĐBQH tỉnh Bến Tre, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam

Như vậy, tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ chỉ với 23 km, được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2016 để nhằm kết nối đồng bộ toàn tuyến cao tốc từ TP.HCM đến Cần Thơ để thuận tiện đi lại và phát triển kinh tế vùng ĐBSCL. Nhưng hơn 4 năm trôi qua, dự án vẫn nằm trên giấy, chưa triển khai giải phóng mặt bằng mặc dù Chính phủ đã ưu tiên bố trí vốn từ nguồn NSNN là 932 tỉ đồng, mà hiện nay vẫn loay hoay giai đoạn “chuẩn bị đầu tư”…

Do đó, để dự án này kết nối đồng bộ với tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương (đã khai thác) và Trung Lương - Mỹ Thuận (dự kiến thông tuyến vào cuối năm 2020 và hoàn thành trong năm 2021), thiết nghĩ các cơ quan quản lý chuyên ngành cần hành động nhất quán, chủ động và quyết liệt hơn nữa, để đáp ứng kỳ vọng và niềm tin của hơn 20 triệu người dân ĐBSCL.

Có thể bạn quan tâm

  • Dự thảo Luật về PPP còn nhiều điểm mờ: “Hoá giải” cao tốc Bắc - Nam bằng Luật PPP?

    21:06, 27/05/2020

  • Vì sao không nên chuyển cả 8 dự án cao tốc Bắc - Nam sang đầu tư công?

    12:30, 25/05/2020

  • Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ: Vì sao Bộ GTVT vẫn loay hoay với “phương án đầu tư”?

    11:04, 19/05/2020

  • Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn: Nguy cơ "vỡ trận"

    06:00, 18/05/2020

  • Có nên chuyển toàn bộ 8 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam sang đầu tư công?

    05:30, 19/05/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ: Lo ngại về độ khả thi trong kết nối tuyến và tính đồng bộ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO