Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận: “Lỡ hẹn đến bao giờ”?

Diendandoanhnghiep.vn 10 năm triển khai, 2 lần thay đơn vị quản lý, đơn vị đầu tư, 2 lần thay đổi phương thức đầu tư… gần 2.000 tỉ đồng đã đổ vào dự án. Thế nhưng mới chỉ hoàn thành được hơn 15% khối lượng?

Theo đó, dự án đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận có tổng chiều dài 51 km, đi qua 5 huyện của tỉnh Tiền Giang. Điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (tiếp nối đường cao tốc TP HCM - Trung Lương) và điểm cuối tại nút giao với QL30. Dự án được thực hiện theo hình thức BOT, với tổng mức đầu tư khoảng 9.600 tỷ đồng.

Tháng 5/2008, Công ty CP Phát triển đường cao tốc BIDV thành lập để triển khai dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Tháng 11/2009, khởi công dự án lần 1, tuy nhiên đến tháng 2/2012, BIDV đã chính thức từ chối tiếp tục thực hiện dự án. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT tiếp nhận nguyên trạng dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận do BIDV từ chối triển khai tiếp.

Tháng 10/2014, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư dự án theo hình thức BOT, trong đó, Nhà nước hỗ trợ bằng quyền thu phí đường cao tốc TP HCM - Trung Lương, đồng thời giao Bộ GTVT quyết định việc chỉ định nhà đầu tư.

dự án đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận có tổng chiều dài 51 km, đi qua 5 huyện của tỉnh Tiền Giang. Điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (tiếp nối đường cao tốc TP HCM - Trung Lương) và điểm cuối tại nút giao với QL30. Dự án được thực hiện theo hình thức BOT, với tổng mức đầu tư khoảng 9.600 tỷ đồng

Dự án đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận có tổng chiều dài 51 km, đi qua 5 huyện của tỉnh Tiền Giang. Dự án được thực hiện theo hình thức BOT, với tổng mức đầu tư khoảng 9.600 tỷ đồng

Tháng 2/2015, dự án được tái khởi động lần 2 với mục tiêu hoàn thành vào năm 2018, với liên danh 6 doanh nghiệp góp vốn đầu tư bao gồm: Công ty Tuấn Lộc (30%), Công ty Yên Khánh (30%), Công ty BMT (10%), Công ty Thắng Lợi (10%), Công ty Hoàng An (10%), Công ty cầu đường CII (10%). Tuy nhiên, trong lần tái khởi động triển khai dự lần 2 này, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, tiếp tục chậm tiến độ so với mốc hoàn thành năm 2020. Với lý do “nguồn vốn tín dụng cho dự án chưa được giải ngân và một nhà đầu tư là Công ty TNHH Yên Khánh đang liên quan đến một số vụ án hình sự nên ngân hàng tài trợ vốn dừng giải ngân và yêu cầu thay thế.

Tháng 6/2017, dự án được điều chỉnh vốn đầu tư còn 9.668 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành vào quý II/2020. Tháng 8/2018, Bộ GTVT cho phép điều chỉnh thời gian hoàn thành dự án đến 31/12/2020.

sau 10 năm triển khai, 2 lần thay đơn vị quản lý, 2 lần thay đổi đơn vị đầu tư, 2 lần thay đổi phương thức đầu tư… Tổng số tiền đã đổ vào cho dự án gần 2.000 tỉ đồng. Thế nhưng tiến độ mới chỉ hoàn thành được hơn 15% khối lượng là con số không tưởng?

Sau 10 năm triển khai, 2 lần thay đơn vị quản lý, 2 lần thay đổi đơn vị đầu tư, 2 lần thay đổi phương thức đầu tư… Tổng số tiền đã đổ vào cho dự án gần 2.000 tỉ đồng. Thế nhưng tiến độ mới chỉ hoàn thành được hơn 15% khối lượng là con số không tưởng?

Trước những bức xúc của dư luận, cuối tháng 1/2019, để tăng cường năng lực thực hiện dự án, về đích đúng tiến độ, Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng, giải quyết 4 vướng mắc lớn trước mắt, cụ thể:

Thứ nhất, đề xuất Chính phủ chuyển dự án từ Bộ GTVT về UBND tỉnh Tiền Giang. Đây là mô hình đã thực hiện thành công ở dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn (Tập đoàn Đèo Cả nhận sự kêu gọi của Bộ GTVT đã giải cứu thành công dự án trước đó đã đình trệ 2 năm và có nguy cơ phá sản). Tỉnh có đầy đủ công cụ, quyền lợi, nghĩa vụ và sát sườn với dự án nhất. Đưa dự án về cho tỉnh quản lý, tỉnh sẽ chủ động và trực tiếp giải quyết nhanh, gọn tất cả vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. Phương án này cũng đã và đang được áp dụng thuận lợi ở những tuyến cao tốc trọng điểm như Đồng Đăng - Trà Lĩnh; Hữu Nghị - Chi Lăng. Nếu để Bộ GTVT tiếp tục quản lý (Bộ lại giao cho Tổng công ty đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng Cửu Long làm đại diện), thì không có gì đảm bảo dự án sẽ không bế tắc tiếp.

Thứ hai, kiến nghị điều chỉnh quy định về lãi suất vay vốn. Hiện lãi suất vay vốn áp dụng cho dự án ở mức 7,82%/năm. Trong khi đó hợp đồng tín dụng đã ký lại ở mức 10,8%. Sự chênh lệch này dẫn đến việc không có khả năng thu hồi vốn, do đó không đảm bảo điều kiện để ngân hàng rót kinh phí cho dự án. Các cấp đã có rất nhiều cuộc họp và chỉ đạo để tháo gỡ vướng mắc này, nhưng hiện nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng.

Thứ ba, trong thời gian chờ tháo gỡ các vướng mắc tín dụng, để chạy đua với thời gian cam kết thông tuyến năm 2020, các cơ quan có thẩm quyền cần cho các nhà đầu tư của dự án huy động vốn tín dụng để thi công. Ngân hàng tài trợ vốn cần bảo lãnh cho Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận thanh toán cho các nhà thầu đã huy động vốn ngắn hạn đó.

Thứ tư, cho phép các nhà đầu tư trong liên danh hiện tại tự tăng cường bổ sung năng lực để tiếp tục thực hiện dự án cho đến khi có kết quả của Kiểm toán Nhà nước các bên liên quan. Từ đó sẽ căn cứ vào thực trạng để đình chỉ Công ty Yên Khánh, thay thế bằng nhà đầu tư có năng lực.

Như vậy, sau 10 năm triển khai, 2 lần thay đơn vị quản lý, 2 lần thay đổi đơn vị đầu tư, 2 lần thay đổi phương thức đầu tư… Tổng số tiền đã đổ vào cho dự án gần 2.000 tỉ đồng. Thế nhưng tiến độ mới chỉ hoàn thành được hơn 15% khối lượng là con số không tưởng? Việc đề xuất của Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, được xem như là một giả thiết, giải pháp khả thi. Song để được chấp thuận và thực hiện một cách đồng bộ, đảm bảo về đích đúng hẹn rất sự sự chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương tới địa phương, sự nỗ lực hơn bao giờ hết của các nhà đầu tư. Nếu không dự án cao  tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, không biết sẽ “lỡ hẹn đến bao giờ”?

-          Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được khởi công năm 2009, với chiều dài 51 km, đi qua 5 huyện của tỉnh Tiền Giang, do chủ đầu tư thiếu vốn nên bị đình trệ trong thời gian dài. Tháng 10/2014, Thủ tướng chấp thuận đầu tư dự án theo hình thức BOT, Nhà nước hỗ trợ bằng quyền thu phí cao tốc TP HCM - Trung Lương.

-          Năm 2015, dự án được tái khởi động với liên danh 6 doanh nghiệp góp vốn, gồm: Công ty Tuấn Lộc (30%), Công ty Yên Khánh (30%), Công ty BMT (10%), Công ty Thắng Lợi (10%), Công ty Hoàng An (10%), Công ty cầu đường CII (10%).  

-          Tháng 6/2017, dự án được điều chỉnh vốn đầu tư 9.668 tỷ đồng và điều chỉnh kế hoạch hoàn thành vào cuối năm 2020. Trong đó, vốn tự có của nhà đầu tư chiếm 30% với 2.800 tỷ đồng, còn lại hơn 6.800 tỷ đồng vốn vay.

-          Hiện dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã thi công 19 trong số 21 gói thầu xây lắp, còn lại 2 gói thầu địa phương chưa bàn giao mặt bằng. Khi hoàn thành, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ kết nối với cao tốc TP HCM - Trung Lương. Và sau 10 năm, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận chỉ mới chỉ hoàn thành được 15,8% khối lượng.

-          Tháng 3/2018, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Vĩnh Long, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặc biệt nhấn mạnh đến phát triển mạng lưới giao thông ĐBSCL và coi đó là lợi thế, động lực phát triển của khu vực này: “Bộ GTVT cần phải quyết liệt hơn, làm cho xong, cho sớm tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, kế đến là Mỹ Thuận - Cần Thơ. Xa hơn là nghiên cứu tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, tuyến đường sắt từ TP.HCM xuống Cần Thơ”.

-          Tháng 12/2018, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh An Giang, một lần nữa Thủ tướng ra tối hậu thư hoàn thành cho các dự án quan trọng Mỹ Thuận - Cần Thơ, cầu Mỹ Thuận 2, cầu Vàm Cống và đặc biệt là cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận: “Lỡ hẹn đến bao giờ”? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714336355 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714336355 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10