Cắt giảm chi tiêu, người Việt lo lắng về tình hình tài chính cá nhân

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù tỷ lệ cắt giảm chi tiêu không thiết yếu thấp, nhưng người Việt lại có tỷ lệ "ít lo lắng về tình hình tài chính cá nhân" cao hơn các quốc gia trong khu vực và Đông Nam Á...

>> TÀI CHÍNH ĐA CHIỀU: Thuế và chuyện tăng trưởng của TP Hồ Chí Minh

Khảo sát Thói quen tiêu dùng tại Việt Nam của PwC Việt Nam năm 2023 cho thấy, 54% người tiêu dùng sẽ chi tiêu ít hơn cho các mặt hàng xa xỉ.

Tuy nhiên, đây chưa phải tỷ lệ đáng quan ngại khi mức độ dự kiến chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ hay cắt giảm chi tiêu các mặt hàng không thiết yếu của người dùng Việt Nam thấp hơn so với khu vực Đông Nam Á toàn cầu. 

Tỷ lệ người dùng Việt cắt giảm chi tiêu không thiết yếu so với khu vực và toàn cầu

Tỷ lệ người dùng Việt cắt giảm chi tiêu không thiết yếu so với khu vực và toàn cầu

Cũng theo ghi nhận từ khảo sát này, 62%người tiêu dùng Việt Nam sẽ cắt giảm những khoản chi tiêu không thiết yếu. Tỷ lệ cùng mục khảo sát ghi nhận ở Đông Nam Á là 73% và ở toàn cầu là 69%.  

Sự cắt giảm chi tiêu ảnh hưởng nhiều hơn đến các mặt hàng không thiết yếu. Ngoài các mặt loại hàng xa xỉ, tỷ lệ dự kiến cắt giảm tiếp đó là du lịch (42%) và điện tử (38%). Chỉ có 18% người tiêu dùng Việt Nam dự định cắt giảm chi tiêu cho mặt hàng tạp hóa và thực phẩm, thấp hơn so với trung bình toàn cầu là 24%.

Thay đổi danh mục

Thay đổi danh mục chi tiêu trong thời gian tới

Báo cáo của PwC Việt Nam trên kết quả khảo sát ghi nhận có sự giao thoa giữa mua sắm trực tiếp và trực tuyến. Theo đó, "Phygital" (thuật ngữ mua sắm kết hợp trực tiếp và trực tuyến) đang là xu hướng mua sắm mới. Mua sắm trực tuyến/online dần trở thành lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam. 64% người tiêu dùng dự kiến sẽ mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn, và đa số mong đợi có trải nghiệm mua sắm đa kênh nhiều hơn (giao hàng, lấy hàng và click-and-collect (đặt hàng trực tuyến và đến cửa hàng để lấy mặt hàng đó)). Tuy nhiên, họ vẫn ưu tiên mua sắm tại cửa hàng để kiểm định chất lượng sản phẩm và trải nghiệm.

Thay đổi hành vi tiêu dùng mua sắm trực tuyến và trực tiếp

Thay đổi hành vi tiêu dùng mua sắm trực tuyến và trực tiếp

Cùng với xu hướng quay trở lại làm việc tại văn phòng của doanh nghiệp Việt Nam, các kênh bán lẻ cũng thay đổi cách vận hành để phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, ví dụ như chuyển đổi giữa mua sắm thực phẩm nhanh và mua sắm cho cả tuần, hay mua theo kế hoạch và ngẫu hứng. Ví dụ, khi người tiêu dùng dành nhiều thời gian hơn tại nơi làm việc, họ sẽ ưu tiên đặt hàng thực phẩm online giao tới công ty hoặc lấy hàng trên đường về nhà.

Đáng chú ý là xu thế quan tâm của người tiêu dùng những sản phẩm bền vững đang tăng lên.

Cụ thể theo khảo sát, dù người tiêu dùng đang lên kế hoạch giảm chi tiêu và nền kinh tế còn nhiều khó khăn, họ cho biết sẵn lòng trả thêm tiền cho các sản phẩm bền vững. 96% người tiêu dùng tham gia khảo sát tại Việt Nam cho biết họ sẵn sàng trả thêm tiền cho các sản phẩm từ các công ty có uy tín và đạo đức kinh doanh, 95% sẵn sàng trả thêm cho sản phẩm được đặt riêng theo yêu cầu và 95% trả lời có đối với sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xu hướng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm ESG là yếu tố rất quan trọng mà các doanh nghiệp cần suy nghĩ

Xu hướng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm có yếu tố ESG là điểm rất quan trọng mà các doanh nghiệp cần suy nghĩ

Đối với các xu hướng mới như vũ trụ ảo (metaverse), PwC Việt Nam nhận định việc sử dụng Metaverse như một kênh mua sắm vẫn đang ở giai đoạn đầu trên toàn cầu. Phần lớn người dùng toàn cầu sử dụng Metaverse để chơi game hoặc xem phim dưới dạng thực tế ảo (VR) (10%), trải nghiệm môi trường bán lẻ hay buổi hòa nhạc trong thế giới ảo (9%), hoặc mua các sản phẩm kỹ thuật số như NFT (9%). Khảo sát ghi nhận Việt Nam đứng thứ hai trong số những nước có mong muốn trải nghiệm các hoạt động liên quan đến Metaverse cao nhất: Ấn Độ (48%), Việt Nam (43%) và Hồng Kông (42%). Điều này khá phù hợp với nhận định của nhiều doanh nghiệp đối với tâm lý tiêu dùng của người Việt trước đây, là luôn sẵn sàng thích ứng, học hỏi công nghệ mới và quan tâm trải nghiệm các xu hướng mới.

Báo cáo cũng chỉ trong khi khi mua sắm trực tuyến tiếp tục tăng trưởng, người tiêu dùng ngày càng lo lắng về quyền riêng tư dữ liệu. Đa số người tiêu dùng Việt Nam (70%) cho biết họ rất quan tâm hoặc cực kỳ quan tâm khi tương tác mua sắm với các nền tảng mạng xã hội, truyền thông (63%) và các trang web du lịch của bên thứ ba/ cổng thông tin (59%).

>> Thực hành ESG tại Việt Nam năm 2022 (kỳ 3): Thúc đẩy hiệu quả ESG

Trên kết quả khảo sát ghi nhận được, PwC Việt Nam chia sẻ sáu ưu tiên cho các doanh nghiệp để phục vụ khách hàng tốt hơn và đóng góp vào một tương lai tiêu dùng bền vững:

Chiến lược tạo khác biệt: Tập trung phát triển danh mục sản phẩm và các tính năng phù hợp nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, từ trạng thái "ứng phó" trong thời kỳ Covid sang trạng thái "dẫn đầu".

Chú trọng các yếu tố ESG: Tận dụng công nghệ trong việc thu thập, báo cáo và truyền thông về tính bền vững, đồng thời đề cao tính chân thật và minh bạch trong kinh doanh.

96% người tiêu dùng Việt Nam sẵn lòng chi trả ở mức giá cao hơn để mua sản phẩm từ các công ty có đạo đức kinh doanh. Đây là xu hướng quan trọng

96% người tiêu dùng Việt Nam sẵn lòng chi trả ở mức giá cao hơn để mua sản phẩm từ các công ty có đạo đức kinh doanh. Đây là kết quả quan trọng đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự tái cơ cấu danh mục sản phẩm - bằng cách tự phát triển hoặc thông qua các hoạt động sáp nhập và mua lại; và đây là yếu tố quan trọng để tăng giá thành nhằm bù đắp cho sự gia tăng chi phí và giảm biên lợi nhuận. Ảnh minh họa: Người tiêu dùng Việt Nam chọn mua sản phẩm dệt may theo xu hướng thân thiện môi trường - Lê Mỹ

Tiếp cận khách hàng dựa trên dữ liệu: Chuyển hướng tập trung từ "khách hàng" sang "người tiêu dùng" và thiết lập các đặc quyền truy cập thông tin cho người tiêu dùng, bằng cách tập hợp dữ liệu về nhu cầu và hành vi tiêu dùng tại mỗi thời điểm khác nhau, phát triển các thông điệp bán hàng và ưu đãi có hiệu quả từ chiến lược tiếp thị dựa trên dữ liệu.

Chuỗi cung ứng tương lai: Đầu tư vào việc dự báo các kết quả và khả năng tác động trong bối cảnh biến động đa kênh. Qua đó, có thể sớm đưa ra các quyết định rõ ràng trong việc đổi mới, phân loại và thiết lập lộ trình tiếp cận thị trường dựa trên chiến lược tạo khác biệt.

Khuyến khích sự đổi mới: Xác định những kỹ năng cần thiết để mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng, tổ chức các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng cho nhân viên, khuyến khích sự đổi mới trong cách thức làm việc nhằm tăng tốc ra quyết định và hệ thống hóa sự thay đổi nhanh chóng.

Chuyển đổi số để giảm chi phí: Đầu tư năng lực số để thấu hiểu nhu cầu khách hàng và quản lý hàng tồn kho nhằm mang lại hiệu quả cao hơn, tăng cường khả năng phục hồi trước biến động. Đón đầu các xu hướng và dự trù chi phí từ các mô hình kinh doanh mới (ví dụ: cá nhân hóa tiêu dùng) bằng việc quản trị hệ thống dữ liệu hiệu quả.

Ông Johnathan Ooi, Phó Tổng Giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn Thương vụ, PwC Việt Nam nhận định: “Nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức và xã hội đang phải thích nghi với trạng thái bình thường mới. Theo đó, thói quen chi tiêu của người tiêu dùng cũng dần thay đổi. Người tiêu dùng đang có xu hướng cắt giảm chi tiêu, kết hợp mua sắm trực tiếp và trực tuyến và ưu tiên sử dụng sản phẩm từ các nhà cung cấp có uy tín. Các doanh nghiệp cần theo dõi chặt chẽ các xu hướng này và kịp thời thích ứng để có thể duy trì tính cạnh tranh trong một thị trường không ngừng thay đổi."

Còn theo ông Rakesh Mani, Phó Tổng Giám đốc, Lãnh đạo Thị trường Tiêu dùng Đông Nam Á, Công ty Tư vấn PwC Đông Nam Á, “Các doanh nghiệp cần tập trung cao độ và chủ động linh hoạt trong giai đoạn biến động. Điều này đòi hỏi họ phải có tầm nhìn sáng suốt để nhận biết sự khác biệt trên thị trường, đồng thời hiểu rõ nhu cầu mua hàng và các kênh mua sắm, lập kế hoạch và dự báo kinh doanh, thực tế chuỗi cung ứng cũng như lực lượng lao động và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.”

Khảo sát được PwC thực hiện với sự tham gia của 9.180 người tiêu dùng từ ngày 24 tháng 10 đến ngày 16 tháng 11 năm 2022, dưới dạng khảo sát định lượng trực tuyến kéo dài 15 phút. Các cuộc phỏng vấn được tiến hành với người tiêu dùng ở 25 lãnh thổ, bao gồm Việt Nam, và đã được dịch sang 14 ngôn ngữ. Khảo sát này nhấn mạnh những khác biệt giữa các phiên bản (so với phiên bản trước đó được tiến hành vào tháng Ba năm 2022). 

Qua kết quả khảo sát, một chuyên gia Tài chính độc lập nhận định: Có thể thấy rõ mức độ ảnh hưởng biến động kinh tế toàn cầu đối với thu nhập và sức chi tiêu của người dân. Việc người Việt có tỷ lệ lo lắng cao về tài chính cá nhân cũng cho thấy, đây một mặt vừa là sự tiến bộ về ý thức tài chính cá nhân của người Việt vừa là "lớp cắt" thể hiện nỗi lo trong bối cảnh các lớp quản lý, phòng bị tài chính cá nhân có thể bị tổn thương thụ động, khách quan. Xu thế này sẽ ảnh hướng đến chi tiêu nội địa đáng kể nếu không có những thay đổi và kích thích chính sách, hỗ trợ tiêu dùng phù hợp. Thông tin mới nhất từ Văn phòng Chính phủ công bố hôm 17/4 về việc Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đồng ý về nguyên tắc Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho phép xây dựng, ban hành Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) theo trình tự, thủ tục rút gọn, cho thấy những nỗ lực của Chính phủ trong việc đảm bảo chi tiêu nội địa của người dân tiếp tục sẽ là một trụ cột quan trọng nâng đỡ sản xuất kinh doanh, giữ vững tăng trưởng.

 
 
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cắt giảm chi tiêu, người Việt lo lắng về tình hình tài chính cá nhân tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713412687 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713412687 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10