THƯ GIÃN CUỐI TUẦN: Câu chuyện của Trầm

Diendandoanhnghiep.vn Một vật càng có nhiều công dụng, vật đó càng có giá trị và trầm hương là một sản vật tuyệt vời như thế.

Trầm hương còn là một vật phẩm gắn liền với Phật giáo bởi nó hội tụ đủ 3 đặc điểm của cõi niết bàn. (Ảnh: Bách Duyên Trầm)

Trầm hương còn là một vật phẩm gắn liền với Phật giáo bởi nó hội tụ đủ 3 đặc điểm của cõi niết bàn. (Ảnh: Bách Duyên Trầm)

Trầm hương không những được dùng để đáp ứng nhu cầu về tâm linh mà còn được sử dụng để làm đồ trang sức, là dược liệu chữa bệnh, là vật phẩm để điều hòa phong thủy nhà ở… Đặc biệt, trầm hương còn là vật phẩm khẳng định sự sang trọng và đẳng cấp của người sử dụng.

Từ sự quý giá và độ lớn, nhỏ… của khối trầm, người ta có thể tạo ra rất nhiều vật phẩm phong thủy cải mệnh như tượng Phật, vòng phong thủy, tràng hạt… Những mạt gỗ thừa cũng được dùng để đốt nhằm tạo một không gian thanh tịnh và an yên.

Sự kỳ bí về những câu chuyện về trầm hương là một trong những yếu tố góp phần mang lại giá trị liên thành cho sản phẩm của đất trời này.

Theo nhiều văn bản của triết học và thần học, hình tròn còn là biểu tượng đặc trưng cho Thượng đế, đấng tối cao. Sự vận động theo vòng tròn là hoàn hảo, không có sự khởi đầu, không có kết thúc, không có biến dạng.

Theo nhiều văn bản của triết học và thần học, hình tròn còn là biểu tượng đặc trưng cho Thượng đế, đấng tối cao. Sự vận động theo vòng tròn là hoàn hảo, không có sự khởi đầu, không có kết thúc, không có biến dạng.

Trầm hương bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xưa: Nữ thần Thiện Y A Na, một vị thần đẹp của dân tộc Chăm (hiện còn tượng thờ tại tháp Chàm ở miền Trung), thường hay dạo chơi trong những cánh rừng ở Đăk Lăk, Khánh Hòa. Hương thơm của nữ thần tỏa ra, quyện vào cây trầm nên về sau gỗ trầm còn vương mãi “mùi thơm thần thoại”.

Những kẻ đi rừng thường truyền tai nhau, trầm là con cưng của “Bà”, không phải cứ kiên trì đi tìm là sẽ có được mà còn phải cần “Bà” thương thì mới có thể hội ngộ.

Trầm hương còn là một vật phẩm gắn liền với Phật giáo bởi nó hội tụ đủ 3 đặc điểm của cõi niết bàn đó là khó mà tìm thấy, sự thanh tịnh và được mọi người ca tụng. Khó mà tìm thấy đó chính là chữ “Duyên” trong Phật pháp. Phải là người có duyên với Phật mới có thể tìm thấy cái “đạo” của riêng mình. Sự thanh tịnh là điều phải có của người tu đạo, lục căn không tịnh thì vạn pháp không thông. Được mọi người ca tụng bởi dù là Phật học hay trầm hương đều mang lại nhiều giá trị với đời sống con người.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết THƯ GIÃN CUỐI TUẦN: Câu chuyện của Trầm tại chuyên mục Thư giãn của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714118807 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714118807 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10