CGV, trách nhiệm xã hội & đường lưỡi bò

Diendandoanhnghiep.vn Đã có ý kiến cho rằng, sự kiện Điệp vụ Biển Đỏ và Everest - Người tuyết bé nhỏ, CGV, đơn vị nhập khẩu và phát hành tại Việt Nam, bị phạt tiền là quá nhẹ.

Tại sao các đơn vị báo chí có thể bị đình bản, trong khi CGV chỉ bị phạt tiền.

a

Việc liên tục kinh doanh các sản phẩm chứa đựng và/hoặc hàm ý đến những thứ gây tranh cãi về chủ quyền quốc gia, liệu rằng hoạt động kinh doanh của CGV có còn là một hoạt động kinh doanh thuần túy?

Nhìn từ góc độ một người hành nghề luật chuyên nghiệp và đặt trong bối cảnh sự hạn chế về thông tin liên quan đến vụ việc, tôi cho rằng việc phạt như vậy là phù hợp. Tuy vậy, trong khuôn khổ bài viết, tôi cho rằng đáng quan tâm hơn chính là "Trách nhiệm xã hội" của một doanh nghiệp.

CGV thực hiện hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, đang kiếm tiền từ rẻo đất hình chữ S này, nhưng mặt khác trong số các hoạt động kinh doanh [có vẻ] thuần túy lại bao hàm trong đó những hoạt động cần được xem xét kỹ lưỡng khi doanh nghiệp này liên tiếp cung cấp hàng loạt các sản phẩm chứa đựng yếu tố gây tranh cãi về chủ quyền quốc gia của đất nước mà họ đang kiếm lợi.
Sự kiện Điệp vụ Biển Đỏ và Everest - Người tuyết bé nhỏ có thể được nhìn nhận là một hành vi mang tính vô ý. Sẽ là công bằng khi đánh giá đây là một rủi ro mà CGV hoàn toàn chưa lường được một cách thấu đáo, khi những bộ phim bao hàm cho đó hình ảnh Đường Lưỡi Bò, một biểu tượng và luận cứ không được chấp nhận bởi luật pháp quốc tế. Nhưng việc vẫn tiếp tục đặt Hoa Mộc Lan trong đó diễn viên Lưu Diệt Phi thủ vai là một hành vi không chấp nhận được. Có hai lý do cho điều này:

Thứ nhất: Cùng với việc Lưu Diệc Phi công khai ủng hộ đường lưỡi bò, nó đã gây nên những tranh cãi gay gắt về việc bộ phim bị tẩy chay tại các nước có liên quan với một tần suất rất lớn. Với tư cách là một nhà kinh doanh, CGV bắt buộc phải biết.

Thứ hai: Bộ phim này có thể không vi phạm pháp luật của Việt Nam. Bởi, bản thân bộ phim không bao gồm đường lưỡi bò, cũng không có bất kì phát ngôn nào vi phạm pháp luật và/hoặc thuần phong mĩ tục (tôi hi vọng) để bị cấm lưu hành theo qui định của pháp luật Việt Nam. CGV có thể lấy lý do CGV là một đơn vị kinh doanh đơn thuần và CGV sẽ không thể hiện sự ủng hộ và/hoặc phản đối về mặt chính trị liên quan đến các tranh chấp về chủ quyền quốc gia, nhưng riêng việc liên tục kinh doanh các sản phẩm chứa đựng và/hoặc hàm ý đến những thứ gây tranh cãi về chủ quyền quốc gia, liệu rằng hoạt động kinh doanh của CGV có còn là một hoạt động kinh doanh thuần túy? Thậm chí ngay cả khi CGV bỏ qua những ray rứt của người dân Việt Nam về chủ quyền bất khả xâm phạm của rẻo đất hình chữ S này, CGV có xứng đáng để công chúng đón nhận như là một doanh nghiệp kinh doanh kiểu mẫu?

Đừng lấy lí do pháp luật không cấm. Bởi hoạt động của một doanh nghiệp hiện đại, nó không chỉ là tuân thủ pháp luật, mà doanh còn được trân trọng khi nó luôn hướng đến và tự trang bị cho mình trách nhiệm đối với cộng đồng.

Lưu ý: Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân, không hàm ý trong đó sự cổ vũ bài xích, tẩy chay đối với CGV và/hoặc bôi nhọ hình ảnh của doanh nghiệp này.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết CGV, trách nhiệm xã hội & đường lưỡi bò tại chuyên mục Mạng xã hội của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714019853 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714019853 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10