Xuất khẩu điều nhân vừa chấm dứt giai đoạn tăng trưởng kéo dài suốt thập kỷ từ năm 2011-2021, ngành hàng tỷ đô cần chiến lược bài bản để khai thác tối đa giá trị thương hiệu quốc gia.
>>>Vụ nguy cơ xuất khẩu điều bị lừa: Hồi kết có hậu và bài học cho ngành điều
Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), năm 2022, kim ngạch xuất khẩu điều nhân chỉ đạt 3,08 tỷ USD, chấm dứt giai đoạn tăng trưởng về xuất khẩu kéo dài suốt thập kỷ từ năm 2011-2021 của ngành hàng tỷ đô này.
Theo ông Tạ Quang Huyên, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hoàng Sơn 1, cho hay, xuất khẩu điều của doanh nghiệp này sụt giảm khoảng 17-18%. Hạt điều đang phải cạnh tranh với các loại hạt khác như hạt óc chó, hạnh nhân,... Doanh nghiệp xuất khẩu không thể quyết định việc tiêu thụ của người dân. Khi giá hạt điều đang cao hơn giá các loại hạt khác, các nhà bán lẻ cũng sẽ tập trung phân phối hạt khác để có lãi.
Đáng lưu ý, theo ông Nguyễn Văn Công, Chủ tịch Vinacas nhận định, năm 2023, hoạt động sản xuất, cung ứng ngành điều toàn cầu cũng như trong nước có nhiều khó khăn. Tăng trưởng của ngành bị tác động đáng kể do nhu cầu tiêu thụ giảm, thị trường nguyên liệu chế biến trên thế giới gặp nhiều thách thức.
Do vậy, Ban chấp hành Vinacas đã đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu xuất khẩu điều năm 2023 ở mức 3,1 tỷ USD, tức là chỉ tăng khoảng 30 triệu USD so với năm 2022.
Vinacas dẫn số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 12/2022, Việt Nam xuất khẩu được 519.782 tấn hạt điều, trị giá 3,08 tỷ USD. So với năm 2021, xuất khẩu hạt điều giảm 10,3% về lượng và 15,1% về trị giá.
Như vậy, với kết quả trên, ngành điều không hoàn thành mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 3,2 tỷ USD trong năm qua, đồng thời, chấm dứt giai đoạn tăng trưởng về xuất khẩu điều kéo dài 10 năm từ năm 2011-2021.
>>>Ngành điều cần điều chỉnh chỉ tiêu xuất khẩu
3 thị trường lớn nhất của hạt điều Việt Nam trong năm 2022 là Mỹ, Trung Quốc, Hà Lan. Xuất khẩu điều sang phần lớn các thị trường trong top 10 nước lớn nhất của hạt điều Việt Nam giảm, tuy nhiên, xuất khẩu sang Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Arab Saudi và Israel đều tăng về lượng, mức tăng lần lượt là 42,8%, 44,9% và 10,4%.
Điều này cho thấy, doanh nghiệp ngành điều đang có sự chuyển hướng, đẩy mạnh khai thác những thị trường tiềm năng khác trong bối cảnh gặp khó khăn về tiêu thụ cũng như giá cả tại Mỹ, EU.
Theo ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đánh giá, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng, phát triển thương hiệu riêng của mình ra toàn thế giới.
Tuy nhiên, việc phát huy giá trị thương hiệu của toàn ngành điều Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả dù vấn đề đã đề cập nhiều năm qua. "Ngành điều cần chiến lược bài bản để khai thác tối đa giá trị thương hiệu quốc gia mà Việt Nam đang dẫn đầu thế giới", ông Vũ Bá Phú đề nghị.
Ông Michael Waring, Chủ tịch Hội đồng Hạt và Quả khô Quốc tế (INC) cho biết, giới trẻ là thế hệ tiêu dùng mới. Ngành điều và hạt nói chung nên tăng cường tiếp cận thế hệ tiêu dùng này. Hiện INC đang thử nghiệm tại thị trường Trung Quốc.
Trong khi đó, ông Bob Bauer, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Thực phẩm Mỹ (AFI) thì cho biết, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu ở Mỹ.
AFI thường xuyên mua hàng của Việt Nam nên AFI có trách nhiệm thông báo cho đối tác Việt Nam chuẩn bị đầy đủ thông tin cần thiết. "Việt Nam vẫn đang gửi hàng sang Mỹ. Các bạn không tự mãn trong việc đáp ứng các yêu cầu của nhà thu mua. Điều đó là cần thiết để hạt điều Việt Nam tiêp tục vươn mình ra phía trước", ông Bob chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
03:30, 06/08/2022
04:10, 01/06/2022
15:06, 15/03/2022