Chậm xử lý dự án “ma” dân lãnh đủ

Thuận Hóa 01/03/2020 07:00

Nhiều dự án quy mô khủng của Công ty Cổ phần thương mại - dịch vụ xây dựng đầu tư phát triển địa ốc Bình Dương (Công ty Bình Dương) đã được bán ra thị trường hàng năm qua.

Dư luận đặt câu hỏi tại sao đến tận ngày 26/2, Công an tỉnh Bình Dương mới “sờ gáy” để điều tra về hành vi lừa đảo của doanh nghiệp này?  

p/Địa ốc Bình Dương bán dự án trên giấy, thu tiền cọc, tiền đất khi chưa thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý trong nhiều năm mới bị ngặn chặn.

Địa ốc Bình Dương bán dự án trên giấy, thu tiền cọc, tiền đất khi chưa thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý trong nhiều năm mới bị ngặn chặn.

Cùng với các khách hàng nạn nhân trực tiếp của doanh nghiệp rao bán dự án ma này, còn có đơn vị doanh nghiệp khác tuy không liên quan nhưng “nằm không” cũng bị ảnh hưởng.

Doanh nghiệp không liên quan bị vạ

Trong công văn gần nhất gửi đến báo đài và các cơ quan chức năng, Công ty TNHH Địa ốc Thành phố (CityLand) “kêu” về việc Địa ốc Bình Dương “bị” các bên gọi tắt là CityLand, trùng với tên viết tắt trong đăng ký của doanh nghiệp gây ảnh hưởng lớn đến không chỉ thương hiệu Công ty mà còn cả tâm lý khách hàng.

Thực tế không chỉ năm nay, Địa ốc Thành phố mới “kêu”. Từ 2018, doanh nghiệp chuyên phát triển dự án bất động sản phân khúc cao cấp tại TP HCM đã có “đơn” khiếu nại về đề nghị các thành phần trên thị trường không gọi tắt tên Địa ốc Bình Dương là CityLand, vì trùng tên doanh nghiệp và khiến nhiều khách hàng nhầm tưởng CityLand cũng rao bán dự án ma.

Ngày 26/2, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đã lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Thanh Hùng (SN 1994), Giám đốc pháp lý của Công ty CP thương mại - dịch vụ xây dựng đầu tư phát triển địa ốc Bình Dương City Land (Công ty Bình Dương City Land) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ở thời điểm đó, Địa ốc Bình Dương đã dính các thông tin khách hàng kiện cáo khi đơn vị này có dấu hiệu bán các dự án trên giấy thu tiền cọc, tiền đất nhưng chưa thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý dự án. Do tên gọi trùng tên doanh nghiệp, hàng loạt khách hàng đã gọi đến CityLand – Địa ốc Thành phố kiện cáo, yêu cầu giải thích...

Tuy công ty này đã kiên nhẫn khẳng định mình không có liên quan gì với Địa ốc Bình Dương, cũng không có dự án đầu tư liên doanh liên kết hay ủy thác gì tại khu vực Bình Dương, nhưng thực tế tâm lý khách hàng vẫn phần nào “bán tín bán nghi”, tác động thẳng đến kinh doanh của doanh nghiệp và các dự án có đầy đủ thủ tục pháp lý mà đơn vị này vẫn đang triển khai.

Có thể bạn quan tâm

  • Hà Nội: Hạ tầng phát triển mạnh sẽ xoá bỏ các dự án ma

    11:00, 08/01/2020

  • Khách hàng kêu cứu vì sập bẫy dự án ma

    06:30, 25/12/2019

  • Tránh sập bẫy "dự án ma"

    14:12, 04/12/2019

  • Vì sao khách hàng liên tiếp “sập bẫy” các dự án ma?

    14:36, 04/11/2019

  • Có hay không cán bộ công quyền tiếp tay cho dự án ma?

    11:17, 31/10/2019

  • Kẽ hở pháp lý tiếp tay cho “dự án ma”

    07:00, 12/10/2019

Năm 2019, để ứng phó với chuyện nhầm tên, CityLand đã đổi logo công ty nhằm tăng nhận diện thương hiệu đến với khách hàng. Tuy nhiên, ngay cả khi đổi logo và đầu tư không ít cho hình ảnh mới, nhận diện thương hiệu mới của một doanh nghiệp có quy mô Tập đoàn với lịch sử phát triển 15 năm, Địa ốc Thành phố vẫn tiếp tục bì hàng trăm khách hàng trên thị trường tố cáo bán dự án trên giấy, thu tiền cọc, tiền đất khi chưa thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý dự án... nhưng không thực hiện.

Quá khó để vào cuộc thanh kiểm tra?

Thực tế, trong suốt hơn 2 năm kể từ khi thông tin Địa ốc Bình Dương rao bán dự án không đảm bảo thủ tục pháp lý, dự án ma... bị tố ra thị trường, Công ty này đã tiến hành chào bán hàng loạt dự án lớn, có thể điểm tên gồm: Khu dân cư Phúc Long City, khu dân cư Happy Home tại xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo và khu nhà ở Phúc Long 1, Phúc Long 2, khu dân cư Green City, khu dân cư Green City 2, khu dân cư Green City 3 tại xã Lai Hưng, Bàu Bàng.

Tuy số lượng dự án mà Địa ốc Bình Dương rao bán chưa bằng Địa ốc Alibaba, quy mô nhân sự tham gia làm môi giới lẫn số lượng khách hàng có thể bị lừa đảo chiếm đoạt quyền lợi thông qua xuống tiền tại các dự án này cũng không ở số lượng và giá trị như vụ việc của Địa ốc Alibaba.

Song chừng đó thời gian và trước mật độ thông tin mà cả doanh nghiệp, khách hàng cùng kêu, mãi đến hàng chục tháng sau cơ quan chức năng mới có hành động ngăn chặn diễn tiến vụ việc lan rộng. Điều này khiến dư luận không khỏi đặt câu hỏi sự chậm trễ vào cuộc của cơ quan chức năng đến từ đâu và vì sao?

Dẫu vẫn biết rằng thị trường hiện tại đã thực hiện cơ chế giao dịch dân sự, người mua toàn quyền quyết định và chủ động trong tìm hiểu thông tin dự, tìm hiểu về thủ tục pháp lý dự án, chủ đầu tư... tương ứng cũng là chủ thể chịu trách nhiệm chính với đồng tiền của mình sao cho không để bị “lọt lưới” giữa ma trận thông tin và các chiêu chào bán dự án lách luật của các chủ đầu tư.

Nhưng ngay cả như vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu và thông tin giao dịch không minh bạch, có thể suy giảm lòng tin và mất trật tự thị trường, an ninh khu vực, chính quyền cũng vẫn sẽ không can thiệp?

Năm 2019, thị trường đã có một bài học từ Địa ốc Alibaba và sự chậm trễ của chính quyền địa phương khu vực Đồng Nai trong việc vào cuộc ngăn chặn hành vi bán dự án ma công khai ngang nhiên, khiến ngay cả các nhà phát triển dự án chân chính cũng bị người mua “nghi ngại”.

Lẽ nào việc điều tra bán dự án có thật hay ảo, dự án có thủ tục pháp lý đủ hay không, đối với các cơ quan chức năng tại các địa phương, vẫn còn quá mất thời gian và quá khó?

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chậm xử lý dự án “ma” dân lãnh đủ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO