Tổ công tác còn có một số tổ phó là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu Tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng. Các thành viên thuộc nhiều bộ ngành khác nhau, như Bộ Nội vụ, Tư pháp, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước, Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Nhóm giúp việc cho tổ là các thành viên đến từ một số bộ ngành.

Tổ công tác có nhiệm vụ tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai các công việc phục vụ việc thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và kết thúc nhiệm vụ khi hình thành được bộ máy của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Từ năm 2002, ông Nguyễn Hoàng Anh là Đại biểu Quốc hội khóa XI, Ủy viên Ban chấp hành Thành ủy TP. Hải Phòng khóa XII, Ủy viên Ủy ban các vấn đề xã hội, Phó trưởng đoàn ĐBQH TP. Hải Phòng khóa XI, Giám đốc Công ty Thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu Hải Phòng. 

Giai đoạn 2003 - 2005, ông là Đại biểu Quốc hội khóa XI, Ủy viên Ban chấp hành Thành ủy TP. Hải Phòng khóa XII, Ủy viên Ủy ban các vấn đề xã hội, Phó trưởng đoàn ĐBQH TP. Hải Phòng khóa XI.

Năm 2006 - 2007, ông Nguyễn Hoàng Anh là Đại biểu Quốc hội khóa XI, Ủy viên chuyên trách Ủy ban các vấn đề xã hội, Phó trưởng đoàn ĐBQH TP. Hải Phòng khóa XI; Đại biểu Quốc hội khóa XII (2007 -2010), Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội. 

Từ 2010 - 2011, ông Nguyễn Hoàng Anh là Đại biểu Quốc hội khóa XII, Đại biểu HĐND tỉnh khóa XIV, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng.

Trước khi được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, ông Nguyễn Hoàng Anh là Đại biểu HĐND tỉnh khóa XV, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng. 

Ngày 24/3/2015, ông Nguyễn Hoàng Anh được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ Cao Bằng nhiệm kỳ 2010-2015.

Ngày 26/12/2017, ông Nguyễn Hoàng Anh được phân công thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng nhiệm kỳ 2015 - 2020 để nhận nhiệm vụ mới.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, Ủy ban sẽ là cơ quan giúp Chính phủ quản lý, giám sát có hiệu quả vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp. Thực hiện các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về tái cơ cấu, thoái vốn, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước,...

Khối doanh nghiệp này hiện có tổng giá trị vốn và tài sản đạt khoảng 5,4 triệu tỷ đồng.

Dự kiến sẽ có 30 doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế sẽ chuyển giao cho Ủy ban này quản lý, trong đó có 9/10 tập đoàn kinh tế (ngoại trừ Viettel là doanh nghiệp quốc phòng) và 21 tổng công ty đang thuộc sự quản lý của các bộ.

Trước đó, tại họp báo Chính phủ thường vừa được tổ chức ngày 2/2, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thế Phương khẳng định, “siêu uỷ ban” sẽ có mô hình hoạt động khác với mô hình của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

“SCIC chỉ là một mô hình quản lý và kinh doanh vốn tại các công ty, tổng công ty, tập đoàn có vốn nhà nước. Còn Ủy ban sẽ quản lý tổng thể, tất cả tài sản bao gồm cả quản lý khối tài sản trị giá khoảng 5 triệu tỷ đồng. Vậy nên, nó là một định chế bao trùm. Sẽ có các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng để bao quát toàn bộ”, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT khẳng định.