Hạng mục phòng cháy chữa cháy phải có thường nằm trong quyết định phê duyệt quy hoạch, quyết định phê duyệt dự án. Nhưng khi triển khai, vì lợi nhuận nên chủ đầu tư thường bỏ qua.
Kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy ở một tòa nhà chung cư. Ảnh minh họa.
Có thể bạn quan tâm
|
Hồi chung cư nhà mình mới nhận nhà cả khu soạn đơn gửi lên Chủ đầu tư yêu cầu hoàn thiện hạ tầng. Trong đó có Phòng cháy chữa cháy (PCCC) theo Quyết định số 26/2004/QĐ-BXD ngày 02/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng về việc ban hành Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCXDVN) 323:2004 “Nhà ở cao tầng và tiêu chuẩn thiết kế.
Theo đó, Tiêu chuẩn nói chung là sự lựa chọn, không bắt buộc nhưng TCXDVN 323:2004 yêu cầu thực hiện bắt buộc đối với hệ thống phòng cháy chữa cháy các hạng mục như: Hệ thống báo cháy tự động, vòi phun chữa cháy, đầu báo nhiệt, họng chữa cháy, hệ thống cấp gió dương, hệ thống hút khói, loa truyền thanh…
Tất cả hạng mục đầu tư cho PCCC đối với nhà cao tầng là bắt buộc phải có và thực hiện từ 17/11/2004.
Nếu có sự cố xảy ra bản thân hệ thống trong tòa nhà sẽ tự động chữa cháy. Hệ thống cấp gió tươi tự động trong thang bộ và thang máy, hành lang sẽ đảm bảo ô xy khi cháy xảy ra. Hệ thống hút khói sẽ đẩy khói ra khỏi các khu vực công cộng. Đầu báo cháy và vòi phun tự động. Hệ thống hoạt động tốt mọi người vẫn có thể ngồi tại nhà không cần thiết phải di chuyển khi cháy xảy ra.
Đa số các chủ đầu tư bất động sản vì lợi nhuận bỏ qua tính mạng người dân vì đầu tư giá trị rất lớn. Cuối cùng Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội cũng ép được chủ đầu tư thực hiện hệ thống PCCC theo quy định. Nghe đâu có mấy chục tỷ thôi, vừa nghiệm thu tháng trước.
Ngay từ bước phê duyệt các dự án bất động sản do việc đầu tư hệ thống PCCC là bắt buộc phải có. Là điều kiện cần để được cơ quan quan Nhà nước cho phép thực hiện. Hạng mục PCCC phải có thường nằm trong quyết định phê duyệt quy hoạch, quyết định phê duyệt dự án. Nhưng triển khai thực hiện thường được bỏ qua.
Thực tiễn cho thấy rằng cháy ở tầng hầm các tòa nhà cao tầng rất khó chữa hậu quả rất lớn. Điển hình như cháy tầng hầm chung cư CT4 – Xa La, Hà Nội và chung cư Carina ở TPHCM. Một số nước thường thiết kế khu để xe tách biệt với tòa nhà.
Mọi người có thể xem Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 323:2004 bắt buộc về PCCC bên dưới:
10.11. Hệ thống báo cháy tự động được đặt ở trung tâm toà nhà, bao gồm: tủ báo cháy trung tâm, bảng tín hiệu các vùng, đầu báo khói, đầu báo nhiệt và nút báo cháy khẩn cấp. Ngoài ra phải có thiết bị báo cháy bằng tín hiệu âm thanh và thiết bị liên lạc với đội phòng cháy chữa cháy. Yêu cầu kỹ thuật về lắp đặt hệ thống báo cháy phải tuân theo tiêu chuẩn hiện hành.
10.12. Đầu báo khói, đầu báo nhiệt được lắp đặt cho các khu vực nhà để xe, khu vực công cộng khác và trong các phòng điều khiển điện, phòng điều khiển thang máy.
10.13. Các thiết bị báo động như loa truyền thanh, còi báo động và các nút báo động khẩn cấp được bố trí tại tất cả các khu vực, ở những nơi dễ thấy, dễ thao tác. dễ truyền tín hiệu báo động và thông báo địa điểm xảy ra hoả hoạn.
10.14. Các hộp vòi chữa cháy được đặt ở mỗi tầng tại các sảnh cầu thang và phải đảm bảo cung cấp nước chữa cháy khi có cháy xảy ra.
10.15. Phải bố trí họng chờ chữa cháy bên ngoài nhà. Họng chờ này được lắp đặt để nối hệ thống đường ống chữa cháy bên trong với nguồn cấp nước chữa cháy từ bên ngoài.
10.16. Trong nhà ở cao tầng phải lắp hệ thống thông gió, hút khói ở hành lang và buồng thang. Những bộ phận của hệ thống này phải làm bằng vật liệu không cháy.
10.17. Hệ thống thông gió hay thổi gió ở buồng thang phải đảm bảo an toàn cho các thiết bị và cho việc đóng mở cửa sổ.
10.18. Để đảm bảo yêu cầu thoát người khi có sự cố, phải có giải pháp không cho khói từ thang máy, buồng thang lan vào các tầng và ngược lại.
10.19. Trong giếng thang máy phải đảm bảo cung cấp không khí bên ngoài từ hệ thống riêng vào phần trên của giếng thang máy khi có cháy xảy ra.
10.20. Thiết bị thông gió, và thoát khói phải bố trí trong từng hộp thông gió ngăn cách bằng ngăn chống cháy. Phải bố trí tủ chữa cháy và tủ điều khiển ở mỗi tầng.