Chí Linh từ “thị” lên “thành”

Lê Nam 09/11/2018 15:25

Trước năm 2020, Chí Linh lên thành phố. Đó là câu chuyện được hầu hết người dân thị xã quan tâm.

Lên thành phố thế nào? Trở thành một trung tâm công nghiệp hay một thành phố xanh? Ông Nguyễn Văn Cương, Phó chủ tịch UBND thị xã giải đáp: Chí Linh bám sát quy hoạch để thu hút đầu tư, định hướng lâu dài, Chí Linh phải trở thành một đô thị xanh, nơi có sự phát triển mạnh mẽ của du lịch, dịch vụ.

p/Cần sớm triển khai dự án đường tránh để giảm tình trạng xe công chạy vào trung tâm Thị xã như hiện nay.

Cần sớm triển khai dự án đường tránh để giảm tình trạng xe công chạy vào trung tâm Thị xã như hiện nay.

Đâu là“lợi thế mềm”

Ngoài các cụm công nghiệp, thị xã được Chính phủ phê duyệt KCN quy mô 200ha. Tại đây dự án nhà máy gạch vốn FDI Nhật Bản trị giá hơn 500 tỷ đồng đang bước vào những ngày sản xuất đầu tiên. Sự phát triển của các doanh nghiệp may mặc, vật liệu xây dựng cũng là động lực cho công nghiệp Chí Linh bứt phá.
Thị xã khoanh vùng để phát triển, thu hút dự án đầu tư. Đó là những địa điểm rất thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp sạch, du lịch và dịch vụ. Chí Linh cũng dành mọi ưu đãi, không chỉ là 03 ngày giải quyết xong TTHC (cấp huyện) mà còn là đáp ứng mặt bằng tốt nhất cho doanh nghiệp. Cũng phải nói thêm, đi từ huyện lên thị xã và giờ là thành phố, Chí Linh tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong giải phóng mặt bằng và điều quan trọng nhất là nhân dân đồng thuận, ủng hộ. “Chúng tôi kiến tạo lợi thế mềm trong thu hút đầu tư, kiến tạo sự phát triển bằng lòng chân thành với các doanh nghiệp”, đó là lời bộc bạch ông Nguyễn Văn Cương. Cả thị xã có 400 doanh nghiệp, thông tin hai chiều giữa lãnh đạo Chí Linh và cộng đồng doanh nghiệp luôn luôn kết nối. Hàng năm qua hội nghị Đối thoại cùng doanh nghiệp (ngày 13/10), các lãnh đạo thị xã và cộng đồng doanh nhân cùng ngồi lại, giải quyết những khó khăn khúc mắc.
Chí Linh vùng đất địa linh nhân kiệt nơi có đến thờ Chu Văn An, đền Cao và khu danh thắng quốc gia Côn Sơn - Kiếp Bạc đang chờ đón. Tới đây đường nối trung tâm thị xã với Côn Sơn – Kiếp Bạc sẽ hoàn thiện việc nâng cấp chỉnh trang.

Nỗi lo trăm tỷ

Lên thành phố, xã lên phường không đơn giản. Trong 6 xã đang được nâng cấp thì Cổ Thành như lời ông Nguyễn Văn Mạnh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã là kinh tế chưa mạnh, An Lạc vốn là xã thuần nông. Đưa “đường làng” thành tuyến phố, vùng nông thôn trở thành nội đô đòi hỏi sự đầu tư lớn của thị xã, của tỉnh và công sức đóng góp không nhỏ của người dân.

42 tỷ được thị xã đầu tư chia đều cho 6 xã nói trên. Đó là chất xúc tác để người dân cùng chính quyền địa phương đẩy nhanh tiến trình chỉnh trang đô thị xây dựng các tuyến đường giao thông, hạ tầng cơ sở. 100 tỷ đồng được đầu tư cho hạ tầng, thiết bị chiếu sáng, tại khu vực trung tâm… Chí Linh đã dồn mọi nguồn lực đang có cho mục tiêu trở thành thành phố trước năm 2020.

  Chí Linh bám sát quy hoạch để thu hút đầu tư, định hướng lâu dài, Chí Linh phải trở thành một đô thị xanh, nơi có sự phát triển mạnh mẽ của du lịch, dịch vụ.

Nhưng chưa hết, lo lắng lớn nhất của lãnh đạo thị xã lại là con đường tránh. Ông Nguyễn Văn Cương bộc bạch: “Đã hai nhiệm kỳ rồi, gần 10 năm trôi qua nhưng … một con đường tránh vẫn chưa thể thi công”. Tuyến đường dài 13,6km này sẽ giúp giảm ùn tắc giao thông cho khu vực trung tâm thị xã, nhưng cần tới 600 tỷ đồng đầu tư xây dựng. Thị xã cần sự hỗ trợ rất lớn từ tỉnh, trung ương.

Và chưa phải đã hết! Chí Linh cần một nhà máy xử lý rác thải. Tiêu chí đã có, cơ chế thu hút đầu tư ưu đãi hết mức, cả hệ thống chính quyền sẵn sàng vào cuộc chỉ có điều… nhà đầu tư chưa đến. Thị xã mong tỉnh, Trung ương và cả cơ quan truyền thông hỗ trợ trong xúc tiến đầu tư đưa dự án về với người dân Chí Linh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chí Linh từ “thị” lên “thành”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO