Hiện nay, chi phí là một trong những khía cạnh đặc biệt quan trọng trong việc phát triển, quản lý các dự án công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng.
>>> Thúc đẩy phát triển công trình xanh
Ở góc độ doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu công trình xanh, bà Nguyễn Bích Ngọc – Giám đốc Sen Vàng Group cho rằng: Cần phân biệt rõ chứng chỉ xanh và công trình xanh. Bởi chứng chỉ xanh không phải là tất cả.
Hiện nay, xu thế phát triển xanh, bền vững ở Việt Nam được coi như cuộc cách mạng trong lĩnh vực xây dựng. Các công trình xây dựng ngày càng thể hiện trách nhiệm cao hơn với tài nguyên thiên nhiên, với môi trường, hệ sinh thái.
Theo bà Ngọc, chỉ có cây xanh thì không phải là công trình xanh mà công trình xanh là phải xanh từ vật liệu, xanh từ không gian sống, xanh từ năng lượng, vận hành…
Thông thường các công trình xanh hiện nay chỉ góp mặt ở khâu thiết kế. Tuy nhiên, để là một công trình xanh đúng nghĩa, Chủ đầu tư cần xây dựng chiến lược xanh bền vững, thể hiện rõ từ khâu đầu cho đến khâu cuối trong quy trình phát triển dự án của mình.
Cụ thể là từ khâu tìm kiếm đất, phát triển sản phẩm, triển khai sản xuất, triển khai bán hàng, vận hành quản lý sau bán hàng cho đến khâu cuối cùng là quản lý sản phẩm khi đi vào sử dụng.
Là một doanh nghiệp tiên phong trong việc phát triển các sản phẩm kính tiết kiệm năng lượng, ông Trần Quốc Khánh, đại diện Công ty Kính nổi Viglacera cho biết, nắm bắt xu hướng phát triển công trình xanh trong giai đoạn gần đây, Viglacera đã quyết tâm nghiên cứu và đưa ra thị trường các sản phẩm công nghệ xanh, kính tiết kiệm năng lượng để phục vụ các công trình xanh hiện đại.
Cụ thể, từ năm 2016, Công ty Kính nổi Viglacera đã đầu tư dây chuyền sản xuất kính tiết kiệm năng lượng công suất 2,3 triệu m2/năm, đây là những sản phẩm kính cách nhiệt, cản nhiệt cao cấp, áp dụng công nghệ hiện đại nhất hiện nay của Tập đoàn Von Ardenne Gmbh (Cộng hòa liên bang Đức).
Với khả năng kiểm soát tốt năng lượng từ bức xạ mặt trời truyền vào nhà, qua đó góp phần tiết kiệm năng lượng tiêu thụ của hệ thống điều hòa không khí lên đến 69%. Ngoài ra, kính còn có khả năng ngăn đến 99% tia UV, tạo ra không gian sống thoải mái và bảo vệ sức khỏe người sử dụng.
Như vậy, khi sử dụng vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng nói chung và kính tiết kiệm năng lượng nói riêng, các công trình sẽ tiết kiệm được lượng lớn các năng lượng tiêu thụ. Điều này cũng có nghĩa, chi phí đầu tư và chi phí vận hành sẽ giảm đi đáng kể. Khi đó, lo ngại về chi phí tăng cao trong việc phát triển công trình xanh sẽ được hoá giải.
Chia sẻ về giải pháp thực hiện Net Zero Energy, ông Trần Thành Vũ cho biết, Net Zero Energy được hiểu là cân bằng giữa năng lượng tiêu thụ và năng lượng tái tạo.
Do đó, để hướng đến Net Zero Energy hiệu quả, cần nhìn nhận kỹ hơn tầm quan trọng của kỹ sư thiết kế công trình, thay vì giao phó toàn bộ công trình cho kiến trúc sư - dễ chấp nhận hy sinh hiệu quả cho vẻ đẹp nghệ thuật.
>>> Công trình xanh: Trồng nhiều cây xanh đã đủ?
Đưa ra những giải pháp cụ thể giúp Chủ đầu tư phát triển hiệu quả các công trình xanh, bà Lê Phương Anh, Giám đốc chương trình Sustainable Building Vietnam (SBVN) - Công trình bền vững Việt Nam đề xuất, các Chủ đầu tư nên lắp kính low-e với thông số SHGC cụ thể cho toàn bộ công trình. Cùng với đó, nếu Chủ đầu tư các dự án không sử dụng tường bê – tông kết hợp với tối ưu hệ thống HVAC, dự án sẽ tiết kiệm được gần 4 tỷ đồng tiền điện/năm.
Chia sẻ thêm, bà Lê Phương Anh cho biết, trong giai đoạn 2023 - 2025, SBVN sẽ hỗ trợ miễn phí kỹ thuật cho 01 dự án, để dự án đó có thể trở thành Toà nhà cân bằng năng lượng (Zero Energy Building) đầu tiên tại Việt Nam.
Ông Tạ Đắc Quý, chuyên gia Viện Vật liệu xây dựng cũng cho rằng, công trình xanh mang lại nhiều giá trị dài hạn cho doanh nghiệp bất động sản. Vì vậy, sẽ là thiếu sót nếu cộng đồng doanh nghiệp không thực hiện chuyển đổi xanh cho các công trình của mình.
Công trình xanh là xu hướng tất yếu, nhưng thực tế, chưa có nhiều công trình xanh xuất hiện tại Việt Nam. Đến năm 2022, cả nước ta chỉ mới có khoảng 300 công trình đã được cấp chứng nhận công trình xanh chính thức, một số công trình đang ở giai đoạn đăng ký chứng nhận công trình xanh. Con số này so với các nước trong khu vực và thế giới là quá khiêm tốn.
Theo đánh giá của Viện Vật liệu Xây dựng, hiện nay, chi phí là một trong những khía cạnh đặc biệt quan trọng trong việc phát triển, quản lý các dự án công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng. Song, đây cũng là một trong các rào cản lớn đối với các Chủ đầu tư, nhà phát triển bất động sản muốn xây dựng và vận hành công trình bền vững tại Việt Nam.
Tuy nhiên, Viện Vật liệu Xây dựng cho rằng, việc xây dựng công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng không thực sự làm tăng chi phí đầu tư nếu các Chủ đầu tư biết sử dụng vật liệu xây dựng phù hợp, phương án tài chính hợp lts, sử dụng mô hình dự báo vận hành công trình đúng cách.
>>> Rào cản phát triển công trình xanh tại Việt Nam
Chia sẻ với báo chí, ông Trần Thành Vũ, Công ty TNHH Edeec cũng nhận định, chi phí đầu tư công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng luôn luôn là câu hỏi đầu tiên của các nhà đầu tư khi có ý định thực hiện các sản phẩm bất động sản bền vững, thân thiện môi trường. Theo logic thông thường từ nhiều năm nay, chi phí đầu tư cho các dạng công trình này sẽ phải tăng lên và phần tăng này sẽ được bù đắp trong quá trình vận hành, đây là cách hiểu có phần rập khuôn từ các nước phát triển.
Tuy nhiên, liệu cách hiểu mặc định này có đúng với thực tế thị trường Việt Nam, có con đường đổi mới sáng tạo nào có thể giúp các công trình vừa đảm bảo tính bền vững, mà vẫn giảm chi phí đầu tư, đồng thời giảm đáng kể chi phí vận hành?
Theo ông Vũ, câu trả lời sẽ được làm rõ qua các dự án thực tế, được tính toán so sánh giữa thiết kế thông thường và thiết kế tối ưu hoá về chi phí đầu tư, về chi phí vận hành trong điều kiện chi phí, vật liệu, thiết bị tại Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
08:00, 16/05/2023
15:40, 13/05/2023
08:00, 30/07/2022
13:40, 15/10/2022