Chỉ số PSDI mới đo được bề nổi “bức tranh” bền vững

Bài và ảnh: NGUYỄN VIỆT 21/12/2022 14:57

Bảng xếp hạng chỉ số PSDI mới chỉ đo được “bức tranh” bề nổi, còn “phần chìm” chưa lường hết, chưa thống kê được, chưa đánh giá kỹ các tiêu chí.

>>Lan tỏa giá trị kinh doanh hướng tới phát triển bền vững

TS. Cao Viết Sinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh tại hội thảo “Các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam: Tiến trình thực hiện và một số khuyến nghị” do Học viện Chính sách và Phát triển tổ chức, ngày 21/12.

TS. Cao Viết Sinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh: Nguyễn Việt

TS. Cao Viết Sinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh: Nguyễn Việt

Phát biểu tại hội thảo, TS. Cao Viết Sinh đánh giá cao nhóm nghiên cứu, do đây là vấn đề mới và trong tương lai sẽ rất hấp dẫn. Tuy nhiên, vì là báo cáo lần đầu cho nên không thể tránh khỏi những thắc mắc, phản biện.

Đón nhận phản biện để hoàn thiện

“Chỉ số phát triển bền vững cấp tỉnh (PSDI) 2021 nếu công bố rộng rãi chắc chắn sẽ nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các địa phương, do đó phải chấp nhận và đón nhận điều đó để hoàn thiện”, TS. Cao Viết Sinh nói.

Đơn cử, TP. Đà Nẵng được đánh giá là thành phố đáng sống và phát triển bền vững. Nhưng Đà Nẵng bị chìm trong “biển nước” vào tháng 10/2022 là điều khiến dư luận ngạc nhiên.

Bởi với một thành phố ven biển, quy hoạch bài bản, được “mệnh danh” là thành phố đáng sống mà lại bị ngập toàn diện. Câu hỏi đặt ra, như vậy có bền vững hay không?

Hoặc có rất nhiều địa phương đến “tháng 3 ngày 8” thì có công văn “tới tấp” gửi lên Văn phòng Chính phủ xin trợ cấp, cứu đói.

>>Doanh nghiệp được gì từ đầu tư phát triển bền vững?

>>Chìa khóa phát triển bền vững cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Nguyễn Việt

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Nguyễn Việt

Vấn đề này trong phân tích của PSDI chưa thống kê đo đếm được. Triều cường, chưa mưa hoặc mưa nhỏ đã ngập khắp nơi tại một số địa phương. Hay khả năng chống chịu của nền kinh tế của một địa phương.

Ví dụ, cơ cấu kinh tế của Đà Nẵng lớn như vậy nhưng vẫn không chống chịu nổi tác động phi truyền thống bên ngoài, như dịch bệnh, du lịch… “Những vấn đề này trong báo cáo nghiên cứu chưa phản ánh hết thực tế tại các địa phương”, TS. Cao Viết Sinh bày tỏ.

Về phát triển bền vững vùng, TS. Cao Viết Sinh thắc mắc, đồng bằng sông Hồng là khu vực phát triển bền vững nhất trong 6 vùng thì “e rằng” chưa phải như vậy.

Bởi vì hiện nay đồng bằng sông Hồng đang bị “chật cứng” vì quá trình phát triển. Đặc biệt, tại khu vực Đông Nam Bộ trong đánh giá tổng kết Nghị quyết của Bộ Chính trị vừa qua đã cho thấy, toàn bộ kết cấu hạ tầng của Đông Nam Bộ đang bị thiếu kết nối dẫn đến tắc nghẽn giao thông.

TP. Đà Nẵng được đánh giá là thành phố đáng sống và phát triển bền vững. Nhưng Đà Nẵng bị chìm trong “biển nước” vào tháng 10/2022 là điều khiến dư luận ngạc nhiên. Ảnh: Nguyễn Việt

TP. Đà Nẵng được đánh giá là thành phố đáng sống và phát triển bền vững. Nhưng Đà Nẵng bị chìm trong “biển nước” vào tháng 10/2022 là điều khiến dư luận ngạc nhiên. Ảnh: Nguyễn Việt

Như vậy, đây không thể đánh giá là phát triển bền vững. Có thể vùng Đông Nam Bộ ở khía cạnh nào đó phát triển tốt như quy mô nền kinh tế, nhưng bền vững thì còn nhiều vấn đề đặt ra.

“Vấn đề bền vững phải đặt trong bối cảnh khách quan, ví dụ miền núi so với đồng bằng mặc dù nghèo hơn, nhưng đánh giá không bền vững thì cũng “tội” cho người dân tại đây”, TS. Cao Viết Sinh chia sẻ.

Đơn cử, người dân Yên Bái, Hà Giang không muốn giàu mà chỉ quan tâm đến chỉ số hạnh phúc. Vậy, báo cáo nghiên cứu có khuyến khích người dân hướng đến chỉ tiêu này hay không? Như vậy, nếu đánh giá các tỉnh miền núi khó phát triển bền vững thì cũng nên nghiên cứu sâu hơn.

Cần được pháp lý hoá

Từ các phân tích trên, TS. Cao Viết Sinh đề nghị cần phải quốc gia hoá các chỉ tiêu này để phù hợp với điều kiện Việt Nam. Đặc biệt, truyền thống văn hoá của Việt Nam cũng khác với các nước. do đó cần quốc gia hoá, cụ thể hoá đồng thời hoàn thiện các chỉ tiêu từ quá trình lý luận đến khu lý luận, khung logic, khung tính toán.

với một thành phố ven biển, quy hoạch bài bản, được “mệnh danh” là thành phố đáng sống mà lại bị ngập toàn diện. Câu hỏi đặt ra, như vậy có bền vững hay không?. Ảnh: Nguyễn Việt

Với một thành phố ven biển, quy hoạch bài bản, được “mệnh danh” là thành phố đáng sống mà lại bị ngập toàn diện. Câu hỏi đặt ra, như vậy có bền vững hay không?. Ảnh: Nguyễn Việt

Ở góc độ khác, TS. Cao Viết Sinh đặt ra một số câu hỏi, như giá trị tài liệu này ở mức độ nào? Đây là tính pháp lý của báo cáo hay là báo cáo độc lập đầu vào của một nghiên cứu báo cáo khoa học?

Cơ quan nào đứng ra đỡ đầu cho vấn đề này? Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, Hội đồng Phát triển bền vững… hay đưa thông tin ra xã hội còn nhóm nghiên cứu chịu trách nhiệm trước xã hội?

Như vậy, báo cáo này phải được pháp lý hoá, nếu không dư luận suy nghĩ đây chỉ là báo cáo độc lập của một số tác giả. Khi đó, các địa phương sẽ đánh giá báo cáo này chỉ của một vài người nào đó thì họ sẽ không quan tâm và không đánh giá cao, thậm phí phản biện đánh giá không đúng. Như vậy, các địa phương cũng không cần phải “phấn đấu”.

Do đó, nếu báo cáo được pháp lý hoá để trở thành một cơ quan có điều kiện yêu cầu các địa phương xem lại địa phương mình trong quá trình phát triển bền vững. để từ đó có cách thức triển khai, lộ trình nhằm cải thiện xếp hạng của từng địa phương.

có rất nhiều địa phương đến “tháng 3 ngày 8” thì có công văn “tới tấp” gửi lên Văn phòng Chính phủ xin trợ cấp, cứu đói. Ảnh: Nguyễn Việt

Có nhiều địa phương đến “tháng 3 ngày 8” thì có công văn “tới tấp” gửi lên Văn phòng Chính phủ xin trợ cấp, cứu đói. Ảnh: Nguyễn Việt

Đây mới là điều quan trọng, còn địa phương quan niệm đây chỉ là báo cáo của các chuyên gia nên thiếu khách quan và không được cơ quan nào của nhà nước kiểm định thì họ sẽ không coi trọng, còn báo cáo sẽ mất đi vị thế của mình.

Từ đó, TS. Cao Viết Sinh đề xuất trong tương lai, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội đồng Phát triển bền vững hoặc Văn phòng phát triển bền vững là những cơ quan phải “đỡ đầu” trong báo cáo. Ví dụ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giới thiệu, có lời nói đầu và công bố thì vai trò, vị trí của báo cáo sẽ rất khác.

TS. Cao Viết Sinh gợi ý, trước mắt làm một vài năm để rút kinh nghiệm sau đó mở rộng, đến khi khẳng định được phương pháp luận này đúng thì báo cáo sẽ nâng tầm giá trị lên rất nhiều.

Có thể bạn quan tâm

  • Kinh tế tuần hoàn, quản lý phát thải từ các thực hành phát triển bền vững tại Vinamilk

    16:09, 14/12/2022

  • Lan tỏa giá trị kinh doanh hướng tới phát triển bền vững

    10:16, 10/12/2022

  • Doanh nghiệp được gì từ đầu tư phát triển bền vững?

    16:21, 08/12/2022

  • Bốn trọng tâm trong chiến lược phát triển bền vững của FrieslandCampina Việt Nam

    18:43, 06/12/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chỉ số PSDI mới đo được bề nổi “bức tranh” bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO