Chỉ tiêu giảm nghèo vẫn thách thức rất lớn

Diendandoanhnghiep.vn Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, những vùng biên giới, hải đảo, rất cần có những chính sách đặc thù, ưu tiên đồng bộ hơn.

Đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk) phát biểu tại phiên thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV, ngày 8/11.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung làm việc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung làm việc.

Đại biểu Nguyễn Thị Xuân cho rằng, chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm còn dưới 2% tương đương giảm 0,75% so với cuối năm 2020. Nhưng dự báo năm 2022 chỉ tiêu này sẽ rất thiếu khả thi.

Hiện nay những khó khăn chung vẫn còn tiềm tàng, nhất là dự báo diễn biến dịch COVID-19 vẫn còn phức tạp, kéo dài, tác động sâu đến người dân, nhất là những người nghèo càng chịu nặng nề hơn.

Chỉ tiêu về giảm nghèo vẫn là một thách thức rất lớn. Do vậy, đại biểu kiến nghị đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, những vùng biên giới, hải đảo, nơi phên giậu của Tổ quốc nên rất cần có những chính sách đặc thù, ưu tiên đồng bộ hơn.

Mặc dù đã có Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025, Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk).

Đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk).

Nhưng đại biểu  đề xuất với Quốc hội, Chính phủ cần tập cần tập trung cao hơn các nguồn vốn từ năm 2022 và các năm tiếp theo để tạo ra sự đột phá trong phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhằm giúp rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền, giữa thành thị và miền núi, đồng thời cũng giúp tăng cường giữ vững được thế trận quốc phòng, an ninh, đảm bảo an ninh quốc phòng địa bàn chiến lược.

Từ thực tế ở Tây Nguyên, đại biểu đề xuất với Bộ Chính trị, với Chính phủ nên quan tâm tạo điều kiện cho các tỉnh Tây Nguyên có thêm những cơ chế, chính sách đặc thù để tạo ra cú hích đột phá trong phát triển kinh tế xã hội.

Tôi đề xuất với các Bộ, nhất là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương cần tập trung nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ để doanh nghiệp và người dân các tỉnh Tây Nguyên thực hiện chế biến sâu các sản phẩm cây công nghiệp như cà phê, hạt tiêu, bơ, mắc ca, sầu riêng, hạt điều… làm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp một cách bền vững, khắc phục được tình trạng được mùa, rớt giá như những năm vừa qua”, đại biểu Nguyễn Thị Xuân nói.

Đồng thời, đại biểu cũng tiếp tục kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, trên tinh thần làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính với Thủ tướng Israel gần đây cần xúc tiến chương trình làm việc với Chính phủ Israel, để việc nhận chuyển giao công nghệ, tưới giọt đại trà quy mô công nghiệp cho các tỉnh Tây Nguyên như một giải pháp tiết kiệm nguồn nước, bảo đảm an ninh nguồn nước cho vùng Tây Nguyên.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chỉ tiêu giảm nghèo vẫn thách thức rất lớn tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714393068 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714393068 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10