“Chìa khóa” phát triển trung tâm sản xuất thông minh

NGUYỄN VIỆT thực hiện 03/04/2024 03:30

Việt Nam với tư cách là trung tâm sản xuất mới nổi ở châu Á, sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong chuỗi công nghiệp sản xuất thông minh toàn cầu.

>>Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư sản xuất thông minh

Ông Lê Anh Dũng, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Bất động sản công nghiệp và Cho thuê A+, Tổng giám đốc Viện Nghiên cứu đầu tư Quốc tế (ISC) chia sẻ với DĐDN xung quanh vấn đề này.

- Các dòng đầu tư toàn cầu đang có xu hướng dịch chuyển vào chuỗi công nghiệp sản xuất thông minh toàn cầu. Theo ông, Việt Nam cần làm gì để đón cơ hội này?

Việt Nam cần hoàn thiện và phát triển chuỗi cung ứng ngành sản xuất thông minh, qua đó khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế để trở thành trung tâm sản xuất thông minh trong tương lai.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nhằm tạo ra cơ hội và môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế.

Ngoài ra, cần tăng cường hợp tác quốc tế trong bối cảnh tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, nhằm tìm kiếm cơ hội phát triển chung và đạt được kết quả cùng có lợi. Đồng thời, tập trung vào việc ứng dụng công nghệ đổi mới và quản lý hiệu quả để nâng cao sức cạnh tranh của chuỗi cung ứng tại Việt Nam; thu hút vốn đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp sản xuất thông minh Việt Nam.

Đặc biệt, chúng ta cần quan tâm đến chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, vì đây sẽ là “chìa khóa” quan trọng để Việt Nam phát triển thành một trung tâm sản xuất thông minh hàng đầu.

- Vì sao các nhà đầu tư nước ngoài lại đánh giá Việt Nam là điểm đến hấp dẫn để đầu tư, thưa ông?

Có 10 lý do chính mà hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài, các quốc gia sản xuất công nghiệp trên thế giới đã và đang tiếp tục đánh giá Việt Nam là điểm đến hấp dẫn để đầu tư.

Thứ nhất là vị trí địa chiến lược của Việt Nam. Điểm đến chiến lược cho sản xuất và Trung Quốc +1, nằm dọc theo các tuyến đường vận chuyển giáp với Nam Trung Quốc và tập trung dọc theo Đông Á.

Thứ hai, Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển có nhiều triển vọng là “con hổ” mới của Châu Á, Top 20 nền kinh tế năng động nhất vào năm 2030. Đặc biệt, GDP Việt Nam liên tục tăng trưởng, luôn vượt trội so với các quốc gia toàn cầu và khu vực.

Thứ ba là môi trường chính trị của Việt Nam rất ổn định. Việt Nam ổn định chính trị với tầm nhìn kinh tế vững chắc, kiểm soát chính sách công bằng biện pháp tạo rào cản đầu tư thấp và các ưu đãi đầu tư hấp dẫn, khuyến khích đầu tư mạnh mẽ và cạnh tranh với Châu Á và khu vực ASEAN.

 Kiểm tra tấm wafer - nguyên liệu để sản xuấtp/chất bán dẫn tại nhà máy của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hana Micron Vina, Khu công nghiệp Vân Trung, Bắc Giang. Ảnh: Tuấn Anh

Kiểm tra tấm wafer - nguyên liệu để sản xuất chất bán dẫn tại nhà máy của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hana Micron Vina, Khu công nghiệp Vân Trung, Bắc Giang. Ảnh: Tuấn Anh

>>Việt Nam đón đầu sản xuất thông minh toàn cầu

Thứ tư là môi trường kinh doanh thuận lợi. Việt Nam luôn tạo sự công bằng và nâng cao thứ hạng môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ năm là lực lượng lao động trẻ, năng động và đông đảo. Lực lượng lao động của Việt Nam khoảng gần 60 triệu lao động, tăng trưởng 1 triệu lao động hàng năm.

Thứ sáu là quy hoạch nhiều khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN) trên lãnh thổ. Việt Nam đa dạng quy hoạch và bố trí các KKT, KCN kết nối mạng lưới giao thông đang được cải thiện rất tốt, thuận tiện cho lưu thông hàng hóa và kết nối sản xuất.

Thứ bảy là môi trường thu hút đầu tư FDI hấp dẫn. Năm 2021, Việt Nam đạt 31 tỷ USD, năm 2022 đạt 27,7 tỷ USD, năm 2023 đạt 36 tỷ USD vốn đăng ký (bao gồm cả vốn đã giải ngân).

Thứ tám là thị trường tiêu dùng phát triển mạnh. Dân số Việt Nam vượt qua 100 triệu người, tầng lớp trung lưu mở rộng nhanh chóng và khu vực dịch vụ, thương mại điện tử đang phát triển vượt trên 40% GDP hàng năm.

Thứ chín là giao thoa các hiệp định song phương rộng khắp. Việt Nam đã ký kết hơn 18 hiệp định thương mại tự do, mang lại lợi thế thương mại thông qua các nước trong khu vực APAC, ASEAN, Châu Âu, Châu Mỹ.

Thứ mười là chính sách cởi mở, hội nhập và năng động. Việt Nam là thành viên WTO và đã ký kết hầu hết các công ước, nghị định thư và thỏa thuận bảo vệ sở hữu trí tuệ lớn trên toàn thế giới.

Đặc biệt, việc trở thành đối tác chiến lược toàn diện của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga đã thực sự đưa Việt Nam lên một tầm cao mới trên bình diện kinh tế thế giới.

- Ông có đề xuất, kiến nghị gì để thu hút được dòng vốn đầu tư nước ngoài theo đúng định hướng của Chính phủ?

Thứ nhất, phải đón nhận được các dự án FDI đầu tư chất lượng cao và công nghệ cao.

Thứ hai, tiếp thu được các công nghệ tiên tiến phù hợp với trình độ và nhu cầu của chúng ta hiện nay.

Thứ ba, trước đây, chúng ta có giai đoạn bị động khi đón nhận các dự án FDI. Còn hiện nay phải chủ động hợp tác, chủ động đón nhận để các bên cùng có lợi và mang lại những hiệu quả cao nhất cho Việt Nam trong thu hút FDI cho giai đoạn tới.

Thứ tư, tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp toàn cầu trong lĩnh vực sản xuất thông minh, cùng “bắt tay” để xây dựng chuỗi sản xuất thông minh, chuỗi cung toàn cầu.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

  • “Chìa khóa” phát triển trung tâm sản xuất thông minh

    16:21, 28/03/2024

  • Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư sản xuất thông minh

    12:33, 26/03/2024

  • Việt Nam đón đầu sản xuất thông minh toàn cầu

    17:45, 23/03/2024

  • Xây dựng trường học thông minh và chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo

    11:47, 21/03/2024

  • Yêu cầu rà soát chiều cao tòa tháp 108 tầng tại siêu dự án "Thành phố thông minh"

    12:58, 09/03/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Chìa khóa” phát triển trung tâm sản xuất thông minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO